10. Kết cấu luận văn
3.1.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D)
Thƣơng mại hóa hoạt động KH&CN thực chất là từng bƣớc thƣơng mại hóa hoạt động nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên, không phải mọi kết quả R&D đều có thể đƣợc thƣơng mại hóa. Nhƣng những kết quả nghiên cứu và triển khai có thể là ý tƣởng mới, giải pháp mới, tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ.., nếu có giá trị thƣơng mại, có thể bán đƣợc cho doanh nghiệp để tiếp tục phát triển nhằm khai thác thƣơng mại sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng hoặc của thị trƣờng tốt hơn.
Các tổ chức KH&CN khi hoạt động R&D là phải gắn liền giữa nghiên cứu (R) và triển khai (D) để tìm cách đƣa nhanh những ý tƣởng có sáng tạo hay sản phẩm ra thị trƣờng nhanh nhất. vì những ý tƣởng sáng tạo hay sản phẩm khoa học sẽ mất giá nếu không nhanh chóng đƣa nó ra thị trƣờng.
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho R&D là tính khả thi bởi các công nghệ đƣợc lựa chọn phải có khả năng thƣơng mại hóa cao và có nhà đầu tƣ tiềm năng. Bên cạnh yếu tố thị trƣờng, cần chú trọng đến những nghiên cứu dài hạn với những kết quả có tác động mạnh đến sự phát triển của cả một lĩnh vực công nghệ.
Bởi vậy, ngay sau khi có kết quả và hiệu quả của các đề tài, dự án từ nhiệm vụ KH&CN đƣợc nghiệm thu, đánh giá có khả thi. Các tổ chức KH&CN phải tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) và ứng dụng kết quả đó vào sản xuất, và kinh doanh thay vì nghiên cứu phát minh, hay nói cách khác là chuyển hoạt động R&D từ khu vực hàn lâm sang khu vực có ứng dụng trực tiếp vào sản xuất – kinh doanh. Vì, hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ ít tốn kém đầu tƣ, ít rủi ro hơn so với nghiên cứu cơ bản.
Các kết quả của R&D cần đƣợc xác định cụ thể về dạng sản phẩm, số lƣợng, chủng loại và chỉ tiêu kỹ thuật của từng loại. So sánh sản phẩm nghiên cứu tạo ra với các sản phẩm tƣơng tự trong nƣớc và trên thế giới. Mô tả chi tiết, đầy đủ cách thức ứng dụng kết quả, sản phẩm nghiên cứu vào thực tiễn, đảm bảo tỷ lệ kết quả nghiên cứu đƣợc thƣơng mại hoá cao. Do đó, để các kết quả của R&D đều có khả năng đƣợc thƣơng mại hóa thì khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các tổ chức KH&CN nên áp dụng mô hình “nghiên cứu toàn phần (full – research)”. Theo đó, các kết quả của R&D không dừng lại ở kết quả nghiên cứu mà còn tính tới hiệu quả nghiên cứu và cả việc thƣơng mại hóa chúng, nhƣ vậy việc nghiên cứu R&D mới đƣợc xem là “toàn phần”.
Ở nƣớc ta, hoạt động nghiên cứu triển khai của các tổ chức KH&CN, kể cả các doanh nghiệp nói chung còn rất yếu, năng lực tài chính hạn chế và chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc cho hoạt động R&D. Đa số các kết quả của đề tài, dự án sau nghiệm thu đƣợc cho là xếp vào “ngăn kéo”, số ít đƣợc triển khai áp dụng nhƣng hiệu quả chƣa cao, chƣa có nhiều sản phẩm có giá trị thƣơng mại, mà bằng chứng là số giải pháp sáng chế (patent) đƣợc cấp hàng năm so với số lƣợng các kết quả đề tài, dự án nghiên cứu còn quá ít16. Chính vì vậy, thị trƣờng công nghệ ở nƣớc ta cũng kém phát triển, thu nhập trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu triển khai còn hạn chế, chỉ đạt trên 30% so với tổng thu nhập sự nghiệp đối với các tổ chức KH&CN khối Trung ƣơng ( Viện, Trƣờng) và khoảng trên 10 % đối với các tổ chức KH&CN địa phƣơng.
Để các sản phẩm nghiên cứu đƣợc thƣơng mại hóa, trƣớc hết nó phải được xác nhận bằng sáng chế hay giải pháp hữu ích (patent hóa). Đây là việc làm khó
khăn đòi hỏi sớm hay muộn phải có kế hoạch và thời gian thực hiện để hướng tới một thị trường công nghệ phát triển nhanh và sự cạnh tranh lành mạnh.