Nhiệm vụ KH&CN phải xuất phát từ nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 87)

10. Kết cấu luận văn

3.1.1.Nhiệm vụ KH&CN phải xuất phát từ nhu cầu thị trường

Hiê ̣n nay, trong công tác quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) nói riêng và hoạt động KH&CN nói chung đang còn tồn tại một số vấn đề khá bức xúc trong dƣ luận cộng đồng khoa học là: các kết quả nghiên cứu chƣa thật sự đi vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hay nói cách khác là các doanh nghiệp chƣa "mặn mà" với các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc. Ðiều này cũng đồng nghĩa với việc những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nƣớc chƣa xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng hay chƣa đƣợc thƣơng mại hóa, hiệu quả hoạt động KH&CN đạt ở mức thấp. Trong khi đó, ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho KH&CN đang có xu hƣớng tăng. Cụ thể, từ năm 2000 đến nay đều đạt mức 2% tổng chi ngân sách

hằng năm. Mỗi năm Nhà nƣớc bỏ ra từ 2,5 đến ba tỷ USD để nhập khẩu thiết bị, công nghệ (chỉ đứng sau giá trị nhập nguyên phụ liệu). Gần 65% giá trị nhập khẩu thiết bị, công nghệ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, đối tƣợng nhập khẩu chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ15. Ðiều đáng quan tâm là một phần không nhỏ những thiết bị, công nghệ nhập khẩu này hoàn toàn có thể chế tạo đƣợc ở trong nƣớc.

Nguyên nhân các sản phẩm chậm thƣơng mại hóa do:

- Về phía các doanh nghiệp, do thiếu thông tin về khả năng hoạt động ứng dụng và triển khai của các nhà khoa học trong nƣớc, thiếu sự tin cậy đối với các sản phẩm còn mang tính "nghiên cứu", chƣa đƣợc thử nghiệm nên chƣa mạnh dạn tìm mua những thiết bị, công nghệ đƣợc sản xuất trong nƣớc, mà thƣờng chọn phƣơng án nhập khẩu thiết bị, công nghệ nƣớc ngoài, tuy giá cao nhƣng có vẻ bảo đảm, ít mạo hiểm và rủi ro hơn.

- Về phía nhà khoa học, do thiếu điều kiện để triển khai các ý tƣởng khoa học, triển khai thực nghiệm, hoàn thiện công nghệ từ các đề tài nghiên cứu và thiếu kinh phí để triển khai, thiếu thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, nên hoạt động nghiên cứu chƣa sát với nhu cầu của thực tế sản xuất, chƣa tạo đƣợc lòng tin đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc thƣơng mại hóa.

- Về phía nhà quản lý, do trong khâu tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN đầu vào còn mang nặng tính hành chính áp đặt từ trên xuống dƣới (top – down) theo cơ chế “xin – cho”, nên phần lớn đề tài, dự án chƣa xuất phát từ những nhu cầu đòi hỏi của thực tế sản xuất hay từ những vấn đề của doanh nghiệp. Bởi vậy, những thiết bị, công nghệ đƣợc tạo ra từ kết quả các đề tài, dự án trên không đƣợc các doanh nghiệp sử dụng mua bán. Hơn nữa, chúng ta chƣa có đƣợc một chính sách hay một chiến lƣợc cụ thể hỗ trợ các nhà khoa học cũng nhƣ doanh nghiệp để các kết quả nghiên cứu đến với thực tế sản xuất, qua đó thƣơng mại hóa chúng. Thực tế cho thấy, chúng ta mới chỉ quan tâm làm sao để các đề tài, dự án cho ra đƣợc kết quả, còn việc kết quả đó đến với thực tế sản xuất nhƣ thế nào thì còn thả nổi hoặc chỉ dừng lại ở những giải pháp mang tính tuyên

truyền, khuyến khích một cách hình thức... Trong khi, từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án tới việc áp dụng thực tế còn một khoảng cách khá xa.

Để thƣơng mại hóa sản phẩm KH&CN, các nhiệm vụ KH&CN phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết quả của hoạt động KH&CN phải có tác động mạnh mẽ vào sản xuất và đời sống. Sản phẩm KH&CN phải đƣợc đƣa ra thị trƣờng, lấy yêu cầu của sản xuất, của thị trƣờng làm mục tiêu nghiên cứu ứng dụng để tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, có thị trƣờng ổn định để đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục, bền vững của đơn vị. Đây là điều kiện cần có để khẳng định và công nhận là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Muốn vậy, cần xây dựng đƣợc cơ chế gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với sản xuất, trong đó phải gắn kết quyền lợi của các tổ chức nghiên cứu với cơ sở sản xuất và quyền lợi của các thành viện trong tổ chức với sản xuất các sản phẩm KH&CN.

Vì vậy, khi xây dựng các nhiệm vụ KH&CN ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp Nhà nƣớc và cấp Bộ và ở các lĩnh vực khác nhau phải định hƣớng tới sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, khuyến khích và ƣu tiên các nhiệm vụ KH&CN có định hƣớng tìm kiếm bí quyết công nghệ (technology - incubator ƣơm tạo công nghệ) và sớm chuyển giao công nghệ đó vào sản xuất, kinh doanh (ƣơm tạo doanh nghiệp và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp), qua đó hình thành và phát triển mối liên kết giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất - kinh doanh và thị trƣờng.

Khi định hƣớng, xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các tổ chức KH&CN cần quan tâm đến kết quảvà hiệu quả của các đề tài, dự án ngay từ khâu đề xuất, triển khai thực hiện, kết thúc, nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn. Hiệu quả của đề tài, dự án phải là một sản phẩm nhất định, đặc biệt là cần đƣợc thƣơng mại hóa và ứng dụng rộng rãi, qua đó nhanh chóng hình thành và phát triển mối liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất. Đồng thời, nhiệm vụ KH&CN trong giai đoạn tới ngoài định hƣớng công nghệ hiện đại (Thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hóa) sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của những năm trƣớc và các nhiệm vụ do doanh nghiệp đặt hàng với mục tiêu phải có ít nhất 30% số lƣợng tạo ra các sản phẩm mà sau khi kết thúc phải

đƣợc thƣơng mại hóa, đƣợc các doanh nghiệp đặt hàng hoặc đƣợc ứng dụng đại trà trong thựctiễn, tức là “bán cái mà xã hội và người tiêu dùng cần”.

Xây dựng các chỉ tiêu cơ cấu nhiệm vụ khi triển khai thực hiện và kết thúc chƣơng trình đề tài,dự án, phải có: 60% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả là các công nghệ ứng dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo; 30% nghiệm vụ nghiên cứu có kết quả đƣợc ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh (giai đoạn sản xuất thử nghiệm); 10% nghiệm vụ nghiên cứu có kết quả đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản xuất – đời sống hoặc đƣợc thƣơng mại hóa.

Đối với những đề tài mà doanh nghiệp đầu tƣ, nhà nƣớc nên hỗ trợ từ 30-50% kinh phí sau khi kết thúc đề tài và doanh nghiệp cần chứng minh đƣợc quy mô thƣơng mại hóa sản phẩm nghiên cứu của mình.

Khi nhiệm vụ KH&CN đã bám sát nhu cầu thị trƣờng và tạo ra đƣợc các kết quả có tính khả thi. Việc áp dụng và nhân rộng kết quả sẽ đƣợc tiếp nối bởi các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D).

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 87)