II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
b) Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
- Các lãnh tụ yêu nước tiền bối đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chính đảng cách mạng.
+ Phan Chu Trinh nói: ngày nay, muốn độc lập, tự do phải có đoàn thể. + Phan Bội Châu đã tổ chức ra Duy Tân h ội (1904) và Việt Nam Quang phục hội (1912).
+ Các nhà cách mạng có khuynh hướng tư sản đã lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng
Nhưng tất cả các tổ chức cách mạng kiểu đó đều không thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu đường lối chín h trị đúng đắn, thiếu phương pháp cách mạng khoa học và không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
- Đầu 1930, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy CNMLN “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và liên hệ mật thiết với quần chúng.
+ Hồ Chí Minh là người chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời, đồng thời là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
+ Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. => Đây là luận điểm Người đã phát triển học thuyết MLN về Đảng Cộng sản, nhờ nó mà Đảng Cộng sản Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với nhân dân, với toàn dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã qui tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm, đồng thời là ưu điểm của Đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.