Văn hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 108)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

a. Văn hoá giáo dục

- Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.

- Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập là nền giáo dục mới. Nền giáo dục đó sẽ “...làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng

cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”1

- Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Người đã đưa ra hệ thống quan điểm định hướng cho nền Giáo dục Việt Nam: Giáo dục toàn diện; Giáo dục tiên tiến; Giáo dục toàn dân; Giáo dục nhằm đào tạo con người mới XHCN.

+ Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng dạy và học. Đó là:

Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có đức có tài; học để làm việc, làm người, làm cán bộ; “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”; “công nông hoá trí thức”, “trí thức hoá công nông”, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao.

Đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh; mở mang dân trí từ việc xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.

Để thực hiện phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của đất nước.

+ Nội dung giáo dục: bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động… Nghĩa là phải thực hiện giáo dục toàn diện.

+Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội. Phải tạo môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng, dân chủ, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò.

Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại; “học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”.

Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)