Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 94)

II. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

a. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng: nhà nước là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm tất yếu của xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang một giai cấp nhất định, không có nhà nước phi giai cấp, nhà nước đứng trên giai cấp.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được coi là nhà nước của dân, do dân, vì dân nhưng tuyệt nhiên nó không phải là “nhà nước toàn dân” hiểu theo nghĩa nhà nước phi giai cấp. Theo Hồ Chí Minh,Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân.

Điều này được thể hiện:

- Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là:

+ Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối, quan điểm để Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan Nhà nước.

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.

- Bản chất giai cấp còn thể hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Như Người đã xác định: “Bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”.

- Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh rất chú ý đến tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tất cả cơ quan nhà nước, nhấn mạnh đến việc phát huy cao độ dân chủ, đồng thời phải phát huy cao độ tập trung.

Người nói: “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ... mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời, phải tập trung cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Bên cạnh dân chủ, Bác cũng nhắc đến chuyên chính, “chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?”. “Dân chủ là của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại... dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)