Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 83)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế

1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr

của giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

+ “Có lý” tức là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới; đồng thời phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mỗi nước, mỗi đảng.

+ “Có tình” là sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, chung mục tiêu đấu tranh; phải khắc phục tư tưởng “sô vanh”, nước lớn, áp đặt, hoặc dung các giải pháp về kinh tế, chính trị, … để gây sức ép với nhau. Có tình còn đòi hỏi trong mọi vấn đề phải chờ đợi nhau để cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích chung. Tôn trọng lợi ích của mỗi dân tộc, mỗi đảng nếu lợi ích đó không phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của đảng khác, dân tộc khác.

+ “Có lý, có tình” vừa thể hiện nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng to lớn trong việc củng cố khối đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và tình đoàn kết trong nhân dân lao động.

- Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giươ ng cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

+ Độc lập tự do cho mỗi dân tộc theo Hồ Chí Minh là quyền trời cho, là “lẽ phải không ai chối cải được”. Suốt cuộc đời mình, Người không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà còn cho các dân tộc khác trên thế giới.

+ Trong quan hệ với các nước láng giềng cũng như các nước khác, Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan điểm có tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó. Người cũng khẳng định nhất quán chính sách ngoại giao của Việt Nam là: “làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”1.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 83)