Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 33)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

a) Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa

- Phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa Hồ Chí Minh nhận thấy, sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước

tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều có chung số phận là người nô lệ mất nước.

Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội t huộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân xâm lược và tay sai của chúng. Do vậy, cuộc đấu tranh giai cấp cũng không diễn ra giống như ở phương Tây.

Nếu ở các nước TBCN phải tiến hành đấu tranh giai cấp, thì các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

-Đối tượng của cách mạng thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, màlà chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

Cách mạng thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là cuộc cách mạng xoá bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung.

- Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.

+ Trong “Đường kách mệnh”, Người phân loại thành 3 cuộc cách mạng: CMTS, CMVS và CMGPDT. Ở đó Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Trong “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nó đã bao hàm một phần công cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

+ Hội nghị TW8 (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”, chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Trong nhiều bài viết, bài nói thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Người tiếp tục khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc. “Trường k ỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất độc lập nhất định thành công”.

b) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

- CMGPDT nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.

phóng dân tộc bị áp bức.

+ Người xác định mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở các nước thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà phải là lợi ích chung của toàn dân tộc. Phù hợp với thời đại cách mạng chống CNĐQ.

- Tuy nhiên, do tả khuynh, Hội nghị lần thứ nhất BCHTW Đảng 10/1930 đã phê phán quan điểm của Nguyễn Ái Quốc. Với bản lĩnh cách mạng kiên cường, bám sát thực tiễn cách mạng Việt Nam, tháng 5/1941, khi Người đã về nước chủ trì HNBCHTW lần thứ 8, Hội nghị (chuyển hướng cách mạng) đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ chia lại ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo. Tức chỉ chống kẻ thù của dân tộc, chứ không phải là giai cấp địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù dân tộc cả về chính trị và kinh tế.

- Thắng lợi của CMT8, cũng như đại thắng Mùa xuân 1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh hoàng văn ngọc (Trang 33)