1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân
Dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người. Nhân dân ta hàng ngàn năm nay sống dưới chế độ phong kiến và gần một t răm năm dưới chế độ thực dân đều không biết đến dân chủ, tự do.
+ “Dân là chủ” là muốn nói đến vị thế, quyền lực của dân trong bộ máy nhà nước; vai trò của nhân dân trong sự phát triển xã hội. Dân phải ở địa vị cao nhất của đất nước. Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”1.
+ “Dân làm chủ” là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của nhân dân. “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” 2.
+ Tuy Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nhưng phải luôn lấy dân làm gốc. Nghĩa là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhưng phải luôn để cho dân làm chủ và dân là chủ.
Hai vế của mệnh đề luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của nhân dân.
Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất quan niệm dân chủ chung trên thế giới được hình thành từ xa xưa: quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Dân chủ trong xã hội Việt Nam thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội..., trong đó dân chủ thể hiện trong lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước do nhân dân thành lập, ủng hộ, xây dựng.
- Điểm cốt lõi của dân chủ trong chính trị là chế độ uỷ quyền của dân thong qua bầu cử, bằng phương thức dân chủ đại diện, bầu ra Chính phủ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Khi Chính phủ đó ra đời, nhiệm vụ chủ yếu cấp bách là phải thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đó là mục đích căn bản sâu xa của dân chủ trong chính trị.
-Điểm cốt lõi của dân chủ trong kinh tế là vấn đề lợi ích. Theo Hồ Chí Minh, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân với tinh thần “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.
- Dân chủ còn thể hiện ở phương thức tổ chức xã hội, ở đó, người dân, cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua dân chủ đại diện đều được tham chính. Thực
1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 6, tr.5152. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.251 2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.251
hiện dân chủ trong xã hội đòi hỏi phải đảm bảo công bằng trong phân phối lợi ích và công bằng trong cơ hội phát triển, đảm bảo bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.
- Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại mà xem nó là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc; nó không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia mà còn có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế. Đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong mọi quan hệ quốc tế.
3. Thực hành dân chủ
Thực hành dân chủ là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Dân chủ càng được đảm bảo thì cách mạng mới thành công và thành công triệt để. Vì vậy phải:
a. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế đảm bảo dân chủrộng rãi
- Ngay trong Chương trình của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Hồ Chí Minh đã xây dựng một chương trình thực hiện mục tiêu dân chủ, xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân tr ước vận mệnh của nước nhà, gắn độc lập, tự do của tổ quốc với quyền lợi của từng người dân.
- Các bản Hiến pháp của nước Việt Nam mới (Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959) thể hiện rõ và thấm đẫm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Điều 6 của Hiến pháp năm 1959 ghi rõ: “Tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Tất cả các nhân viên nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”1.
Người chú trọng đảm bảo quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chế chính trị nước ta.
b. Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thểchính trị - xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội chính trị - xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội
Trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chú trọng tới việc xây dựng các tổ chức đảm bảo dân chủ trong xã hội:
- Xây dựng Đảng với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo toàn xã hội;