Chương 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Điều đó được thể hiện trong các điểm sau:
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực, tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần ki ệm liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
- Thanh niên, sinh viên là những người chủ tương lai của nước nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ - “người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”2. Muốn đảm nhận được tốt sứ mệnh cao cả là làm sao cho Việt Nam văn minh, hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc trên khắp năm châu, thì phải không ngừng tu đức, luyện tài. Đạo đức và tài năng phải luôn gắn bó với nhau, trong đó đức là gốc của con người. Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì có ích cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài, ví như ông Bụt, không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người” 3.
1Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.293
2Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.488
3Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.172
+ Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân
+ Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh: Yêu Tổ Quốc; Yêu nhân dân; Yêu CNXH; Yêu lao động; Yêu khoa học và kỷ luật.
b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; cần cù , sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khóa khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bên cạnh đó, đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp...
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân tương ái vì cộng đồng.
Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với cộng đồng.
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Xây dựng ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thật thà , ngay thẳng, khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chất phác, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện khẩu hiệu: “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
Chống tham ô, lãng phí, xa hoa, tính phô trương trong sinh hoạt, lao động, chống chủ nghĩa cá nhân.
Ba là, đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân
dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hoá, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, trung thực, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Chống tự do, tuỳ tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hoá trong đời sống, sự giả dối và nạn giáo điều, thiếu sáng tạo. Chống tính ích kỷ, vụ lợi, lối sống tạm thời.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống
Xây dựng tinh thần hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ, siêng học, siêng làm, quyết hoàn thành bằng được kế hoạch đã đặt ra theo tinh thần “chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”.
Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong học tập, lao động, ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí tiến thủ; chống vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động.
Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học: Học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời; học ở trường, học sách vở, học lẫn nhau, học nhân dân, học từ thực tiễn cuộc sống, trong việc làm hàng ngày; có thái độ cầu thị. Có ý thức thi đua và thực hành dân chủ trong học tập. Bồi đắp bản lĩnh chính trị, ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, bệnh thi đưa hình thức, hư danh, giả dối, sao chép, học thuộc lòng, sự tụt hậu về trình độ, kiế n thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống kiêu căng, tự mãn trong học tập.
Năm là, học những nguyên tắc tu dưỡng đạo đức mới của Hồ Chí Minh Tu dưỡng bền bỉ suốt đời, học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm.
Chống đầu voi đuôi chuột, thiếu thực tế, bệnh anh hùng, tự cao tự đại, chuộng hình thức, ít xem xét kết quả.
Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm.
Chống nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo.
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI