II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo, để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Điều đó được thể hiện trong các điểm sau:
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực, tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
+ Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần ki ệm liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
- Thanh niên, sinh viên là những người chủ tương lai của nước nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ - “người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”2. Muốn đảm nhận được tốt sứ mệnh cao cả là làm sao cho Việt Nam văn minh, hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc trên khắp năm châu, thì phải không ngừng tu đức, luyện tài. Đạo đức và tài năng phải luôn gắn bó với nhau, trong đó đức là gốc của con người. Người khẳng định: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì có ích cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài, ví như ông Bụt, không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người” 3.
1Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.293