Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn (Trang 47)

thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn:

Với kiến thức tích lũy được trong quá trình học tại Học viện và sự hiểu biết nhất định về công ty trong thời gian thực tập thực tế, em xin đề xuất một số ý kiến của bản thân mình và mong muốn công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả bán hàng của công ty được hoàn thiện hơn.

Về tài khoản kế toán:

Công ty có thể đưa vào sử dụng các TK 521-Chiết khấu thương mại để phản ánh được bản chất của doanh thu về bán hàng. Việc phản ánh khoản chiết khấu thương mại ngay trên hóa đơn sẽ làm cho doanh thu ghi nhận là doanh thu đã trừ chiết khấu và nhỏ hơn doanh thu thực sự được bán ra.

Chính sách với bán hàng với khách hàng được nới lỏng và tạo điều kiện thu hút khách hàng nhiều hơn thông qua việc tiếp nhận các thông tin phản hồi để khẳng định chất lượng sản phẩm đồngthời mở các TK 531-Hàng bán bị trả lại, TK 532-Giảm giá hàng bán để phán ánh khi các nghiệp vụ phát sinh này phát sinh.

đúng bản chất chi phí trong kỳ, giúp đảm bảo chi phí giữa các kỳ không có chênh lệch lớn, công ty nên thực hiện phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm cho số hàng đã bán và số hàng còn tồn trong kho.

Tiêu thức để phân bổ như sau:

Chi phí QLDN phân bổ cho thành phẩm bán trong kỳ = Chi phí QLDN + Chi phí QLDN của TP tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ Trị giá vốn thành + Trị giá vốn thành phẩm tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ Trị giá thành phẩm x xuất bán trong kỳ

Như vậy, trong năm vừa qua, CPQLDN phân bổ cho hoạt động bán hàng sẽ là: Giả sử bắt đầu phân bổ từ tháng 12 năm 2011 thì chi phí QLDN của thành phẩm tồn đầu kỳ tháng 12 sẽ không có.

0 + 1.074.447.900

= x 23.843.560.479 674.981.356 + 24.094.386.940

= 1.034.288.124 (đồng)

Chó ý: Chi phí QLDN phát sinh trong kỳ ở đây đã là chi phí QLDN phân bổ cho hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, cần phân bổ thêm theo tiêu thức trên.

Về việc thu hồi các khoản nợ:

Cần thực hiện tốt hơn công tác thu hồi nợ từ khách hàng, quản lý chặt chẽ trong vấn đề ghi chép và thu hồi các khoản nợ. Phê chuẩn tín dụng đối với khách hàng cần cẩn thận để tránh làm mất vốn của công ty hoặc vốn bị chiếm dụng. Cần xem xét giữa chi phí và lợi Ých khi thực hiện việc chiết khấu thanh toán và tìm ra tỉ lệ chiết khấu thanh toán hợp lý.

Về phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán: Việc tính giá vốn hàng xuất bán cũng như tính giá thành thành phẩm nhập kho của công ty khá phức tạp. Dựa trên sự vận hành thiết kế sẵn trên máy tính thì việc tính giá vốn và giá thành đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn không dễ dàng để tính và hiểu được giá vốn hàng xuất bán. Nếu công ty tính giá vốn hàng bình quân hàng xuất bán

vào cuối kỳ, sau khi có kết quả tính, máy tính tự động chạy vào các sổ còn thiếu giá vốn sau mỗi lần xuất kho trong tháng thì việc tính toán sẽ gọn nhẹ và dễ hiểu hơn. Giá vốn hàng bình quân hàng xuất bán vào cuối kỳ theo công thức:

Đơn giá Trị giá TP Trị giá TP tồn đầu kỳ + nhập trong kỳnhập bình quân TP = tồn cuối kỳ SL TP + SL TP nhập kho

tồn đầu kỳ trong kỳ Về phương thức bán hàng:

Công ty nên đa dạng hóa phương thức bán hàng để thu hút được số lượng khách hàng nhiều hơn. Mở rộng hệ thống phân phối thông qua việc xây dựng hệ thống bán hàng đại lý để đẩy mạnh hàng tiêu thụ. Tuy nhiên cần xem xét tới chi phí tăng thêm với khoản lợi Ých nhận để tối đa hóa lợi nhuận thu về. Nếu thấy khả năng lợi nhuận thu được tăng lên thì công ty nên áp dụng thêm phương thức bán hàng này.

Những ý kiến của một sinh viên thực tập như trên, em mong rằng sẽ góp phần trong việc hoàn thiện công tác kế toán của công ty. Với tiềm lực và khả năng vốn của của mình, Công ty xi măng Sài Sơn sẽ ngày càng lớn mạnh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và vượt qua được mọi thử thách, giữ vững niềm tin khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường vật liệu xây dựng.

Kết luận

Qua quá trình học tập tại học viện và tìm hiểu thực tế tại công ty em nhận thấy “ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ” là bộ phận cơ bản và cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn, em đã được tìm hiểu các phần hành tại công ty và đặc biệt đi sâu vào phần hành tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng. Luận văn của em được trình bày với những nội dung lý luận và thực tiễn về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả bán hàng của công ty. Em hy vọng những ý kiến đưa ra trong luận văn và việc trình bày những nội dung lý luận và thực tiễn trên sẽ có ý nghĩa về lý luận và có tính khả thi trong thực tế, phản ánh được đúng tình hình công tác kế toán tại công ty.

Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng tài chính-kế toán và ban lãnh đạo công ty; sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn trong bộ môn Kế toán doanh nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo -Tiến sĩ: Lê Thị Diệu Linh và tập thể cán bộ phòng kế toán-tài chính, ban lãnh đạo Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đã giúp đỡ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w