HEÄ THOÁNG L-JETRONIC (EFI)

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ xăng II phần 1 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 100)

(EFI)

I. Các tín hiệu đầu vào.

A. Bộ đo lưu lượng không khí nạp.

Cảm biến lưu lượng không khí nạp trong hệ thống EFI thường sử dụng hai kiểu sau: - Bộ đo gió van trượt kiểu điện áp tăng.

- Cảm biến chân không. Loại này được sử dụng phổ biến ở hãng Honda.

Khối lượng không khí nạp vào động cơ biểu thị trạng thái tải của nó. Sự kiểm tra lưu lượng không khí nhằm để xác định tất cả các sự thay đổi tải của động cơ trong suốt quá trình xe hoạt động. Sự mài mòn của các khi tiết, mụi than bám trong buồng đốt, điều chỉnh các xú pap sai lệch… đều ảnh hưởng đến lưu lượng không khí nạp.

Lượng không khí nạp phải đi qua bộ đo lưu lượng không khí trước khi vào động cơ, ngay cả khi động cơ tăng tốc lượng không khí nạp phải được kiểm tra chính xác. Phương pháp kiểm tra lưu lượng không khí nạp sẽ đáp ứng tốt thành phần hỗn hợp tức thời, chính xác ở mọi chế độ tốc độ của động cơ.

Bộ đo lưu lượng không khí nạp là một trong các cảm biến quan trọng trong hệ thống phun xăng. Nó dùng để tính toán xác định thời gian phun cơ bản.

Thời gian phun cơ bản là thời gian phun mà ECU chỉ tính đến lượng không khí nạp thực tế vào xy lanh của động cơ dựa trên cơ sở lý thuyết ( A/F = 14,7/1 ).

1. Bộ đo gió van trượt kiểu điện áp tăng: Cấu trúc – Nguyên lý.

Bộ đo gió van trượt hay còn gọi là bộ đo gió cánh trượt (Air Flow Meter). Kiểu bộ đo gió này được sử dụng ở các xe của hãng Nissan, Toyota. Mercedes, BMW…

Cấu trúc cơ bản của bộ đo gió bao gồm một tấm cảm biến (van trượt) đặt trên đường di chuyển của không khí, lò xo xoắn hoàn lực và một điện thế kế. Ngoài ra trên bộ đo gió còn bố trí vít điều chỉnh tỉ lệ hỗn hợp cầm chừng (vít CO), cảm biến nhiệt độ không khí nạp, contact điều khiển bơm nhiên liệu, buồng giảm dao động và cánh cân bằng.

Nguyên lý của bộ đo dựa vào cơ sở kiểm tra hợp lực của dòng không khí nạp tác dụng lên cánh cảm biến. Tấm cảm biến được giữ bằng một lò xo, lò xo luôn có khuynh hướng chống lại sự tác động của không khí. Khi khối lượng không khí nạp gia tăng thì tấm cảm biến sẽ di chuyển nhiều và tiết diện mở của nó sẽ lớn ra. Khi vị trí của tấm cảm biến thay đổi, tiết diện lưu thông của bộ đo cũng thay đổi theo. Như vậy có sự quan hệ giữa góc vạch của tấm cảm biến và lưu lượng không khí nạp.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ xăng II phần 1 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 100)