5. Đường không khí đi tắt. 6. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát. 7. Bướm ga.
c. Cảm biến bướm ga.
Cảm biến bướm ga dùng để xác định chế độ tải của động cơ. Tín hiệu này được gởi về ECU. Cảm biến vị trí bướm ga được bố trí trên
thân bướm ga và nó được dẫn động bởi trục bướm ga. Khi trục bướm ga xoay sẽ làm cam trong cảm biến xoay theo, để điều khiển tiếp điểm đóng mở. Khi động cơ ở tốc độ cầm chừng thì tiếp điểm cầm chừng đóng. Khi động cơ ở chế độ đầy tải thì tiếp điểm đầy tải đóng. Các tín hiệu này được gởi về ECU.
2. ECU.
ECU hay còn gọi là bộ điều khiển điện tử. Nó có chức năng xử lý các thông tin từ các cảm biến và từ đó tính toán để điều khiển bộ điều chỉnh áp lực điện để bảo đảm tỉ lệ hỗn hợp cung cấp cho động cơ đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Trong hệ thống KE-Jetronic, ở giai đoạn đầu người ta dùng kỹ thuật tương tự để điều khiển. Ở các đời sau, kỹ thuật số được áp dụng, nó không chỉ dùng để điều khiển phun nhiên liệu, mà còn có chức năng điều khiển đánh lửa, điều khiển cầm chừng và chẩn đoán.
Electronic Control Unit
3. Bộ điều chỉnh áp suất điện.
Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của động cơ, ECU sẽ điều khiển bộ điều chỉnh áp lực điện để thay đổi áp suất buồng dưới của các bộ chênh lệch áp suất, nhằm thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp đến các kim phun.
Bộ điều chỉnh áp lực điện được bố trí bên hông bộ phân phối nhiên liệu. Bộ này có nhiệm vụ điều khiển sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng dựa vào tấm van đóng mở lỗ van.
Bộ điều chỉnh áp lực điện
Bộ điều chỉnh áp lực điện được làm bằng vật liệu không nhiểm từ. Bên trong bố trí một phần ứng, nó được bố trí không ma sát giữa hai cực từ của hai nam châm. Phần ứng có dạng là một tấm phẳng và được chế tạo bằng vật liệu đàn hồi cao.