Nhieân lieäu töø boä ñieàu chænh aùp löïc ñieän 12 Loã tieát löu 13 Nhieân lieäu trôû veà thuøng nhieân lieäu.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ xăng II phần 1 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 36)

13. Nhiên liệu trở về thùng nhiên liệu.

Khi contact đánh lửa ở vị trí Off, piston điều khiển sẽ hạ xuống cho đến khi nó chạm vào vòng đệm. Lúc này vị trí của piston điều khiển phải đảm bảo đóng kín rãnh định lượng khi tấm cảm biến ở vị trí zero. Nếu không đúng chúng ta phải điều chỉnh lại bằng vit điều chỉnh tỉ lệ hỗn hợp cầm chừng (vít CO).

c. Bộ chênh lệch áp suất.

Bộ chênh lệch áp suất trong bộ phân phối nhiên liệu nhằm tạo ra một sự giảm áp ở các lỗ định lượng.

Bộ đo lưu lượng không khí có đặc tính là đường tuyến tính. Có nghĩa là nếu lượng không khí nạp tăng gấp đôi thì hành trình của tấm cảm biến cũng gia tăng gấp đôi, đồng thời lượng nhiên liệu cung cấp phải tương ứng. Như vậy, sự giảm áp phải cố định ở các rãnh định lượng để đảm bảo lượng nhiên liệu đi qua các rãnh thì không phụ thuộc vào chúng. Các bộ chênh lệch áp suất tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa buồng trên và buồng dưới là không đổi, không phụ thuộc vào lượng nhiên liệu đi qua. Độ chênh lệch áp suất giữa hai buồng là 0,2 bar và nó đảm bảo sự định lượng nhiên liệu với độ chính xác cao.

Bộ chênh lệch áp suất là kiểu van tiếp xúc phẳng, nó được bố trí bên trong bộ phân phối. Buồng trên và buồng dưới được ngăn cách nhau bằng một màng thép, tất cả các buồng dưới đều chịu tác dụng của một lò xo, chúng được nối thông với nhau và chịu tác dụng của áp suất thuỷ lực từ bộ điều chỉnh áp lực điện. Các đế van được bố trí ở buồng trên, mỗi buồng trên được nối với một lỗ định lượng để dẫn nhiên liệu theo đường ống đến các kim phun. Các buồng trên bố trí độc lập với nhau, áp suất chênh lệch ở các lỗ định lượng được xác định bởi lò xo của buồng dưới và áp suất thuỷ lực từ bộ điều chỉnh áp lực điện.

Nếu lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng trên lớn, màng sẽ cong xuống bên dưới và mở đường ra của van cho đến khi có độ chênh lệch áp suất được thiết lập lại. Nếu lượng nhiên liệu vào buồng trên giảm, độ mở của van cũng giảm do lực tác dụng lên màng làm màng đi lên cho đến khi có độ chênh lệch áp suất giữa hai buồng là 0,2 bar. Điều này có nghĩa là lực tác dụng lên màng được giữ cân bằng tuỳ theo lượng nhiên liệu đi qua rãnh định lượng. Để động cơ làm việc tối ưu thì tỉ lệ hòa khí phải được thay đổi tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ, bằng cách thay đổi áp suất nhiên liệu ở buồng dưới nhờ bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu bằng điện.

C. Hệ thống điện điều khiển.

Mỗi chế độ hoạt động của động cơ đòi hỏi phải có một tỉ lệ hỗn hợp là tối ưu. Ở tốc độ cầm chừng và đầy tải đòi hỏi hỗn hợp phải giàu và hỗn hợp phải nghèo khi động cơ hoạt động ở chế độ một phần tải. Để đáp ứng điều này bằng cách người ta thiết kế hình dạng của phểu không khí sao cho các góc độ của phểu phải đáp ứng được tương ứng các chế độ tải bé, một phần tải và đầy tải.

Ở hệ thống KE-Jetronic, hình dạng của phểu không khí được chế tạo sao cho tỉ lệ hỗn hợp luôn ở mức » = 1 cho tất cả các chế độ làm việc của động cơ.

Hệ thống điện điều khiển bao gồm các cảm biến để xác định tình trạng hoạt động của động cơ. Các tình trạng này được đưa về ECU thông qua tín hiệu điện áp. ECU sẽ tổng hợp và điều khiển bộ điều chỉnh áp lực điện để đáp ứng tỉ lệ hỗn hợp theo các chế độ làm việc của động cơ.

1. Các cảm biến.

a. Cảm biến lưu lượng không khí nạp.

Cảm biến đo lưu lượng không khí nạp được bố trí bên trong bộ đo gió. Nó bao gồm một điện trở dạng màng mỏng. Hai đầu của điện trở được cung cấp một điện áp từ ắc quy. Một con trượt chuyển động trên bề mặt của điện trở, góc xoay của con trượt tương ứng góc quay của tấm cảm biến bộ đo gió. Tùy theo vị trí của tấm cảm biến nằm trong phểu không khí, một điện áp lấy ra từ con trượt gởi về ECU. Tín hiệu điện áp này xác định lưu lượng không khí nạp đi qua bộ đo lưu lượng không khí.

b. Cảm biến nhiệt độ nước.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát được bố trí ở thân máy hoặc nắp máy để lấy nhiệt độ của nước làm mát. Cấu trúc của nó bao gồm một chất bán dẫn có trị số nhiệt điện trở âm, tức là khi nhiệt độ nước làm mát tăng thì điện trở của cảm biến sẽ giảm và ngược lại. ECU cung cấp dòng điện đi qua cảm biến. Do đó khi nhiệt độ nước thay đổi thì điện trở cảm biến thay đổi theo và trị số điện áp đặt vào hai đầu của cảm biến được xác định. Tín hiệu này được ECU tiếp nhận để điều khiển bộ điều chỉnh áp lực điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ xăng II phần 1 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 36)