Contact maùy 20 Bình aéc quy.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ xăng II phần 1 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 31)

1. Bơm xăng.

Bơm xăng sử dụng trong hệ thống KE-Jetronic là bơm kiểu con lăn. Bơm được dẫn động bởi động cơ điện một chiều 12 vôn. Áp suất do bơm cung cấp rất lớn, gần gấp hai lần áp suất mở của bộ điều áp, nhằm đảm bảo đầy đủ áp lực cho hệ thống, giúp cho hệ thống làm việc ổn định và lâu dài. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động giống như bơm xăng trong hệ thống K- Jetronic.

2. Lọc nhiên liệu.

Bao gồm các tấm lọc bằng giấy chồng lên nhau, cách nhau 4m. Nó dùng để gạn lọc những hạt bụi lẫn lộn trong nhiên liệu.

3. Bộ tích năng.

Bộ tích năng dùng để tích lủy một năng lượng nhiên liệu nhất định khi động cơ dừng, để dễ dàng khởi động động cơ trở lại. Ngoài ra nó còn có chức năng dập tắt sóng dao động áp suất do bơm cung cấp.

Bộ tích năng của hệ thống KE-Jetronic chỉ có đường nhiên liệu vào mà không có đường nhiên liệu đi ra. Khoảng không gian chứa lò xo đuợc nối với đường nhiên liệu về, để đảm bảo an toàn tối đa khi màng của bộ tích năng bị thủng. Cấu trúc và nguyên lý làm việc giống như kiểu K-Jetronic.

4. Bộ điều áp.

Chức năng của bộ điều áp là giữ cho áp suất nhiên liệu trong hệ thống là không đổi.

 Khi động cơ hoạt động, bơm xăng sẽ quay và nó sẽ cung cấp nhiên liệu cho hệ thống, lượng nhiên liệu thừa sẽ qua bộ điều áp và trở về thùng nhiên liệu để giữ cho áp suất nhiên liệu trong hệ thống là cố định.

 Khi bơm làm việc, nó sẽ sinh ra áp lực ép màng của bộ điều áp, làm cho lò xo điều áp bị nén lại. Khi màng dịch chuyển xuống dưới, lò xo (4) đẩy thân van (10) đi xuống làm cho

van (5) mở và nhiên liệu từ buồng dưới của các bộ chênh lệch áp suất qua van (5) trở về thùng chứa.

 Khi áp suất trong hệ thống tăng cao khoảng 5,4 bar, nó sẽ đẩy màng điều áp tiếp tục đi xuống và van điều áp sẽ mở để đưa lượng nhiên liệu thừa qua thân van trở về thùng nhiên liệu.

 Trường hợp động cơ ngưng hoạt động, bơm xăng ngừng quay và áp lực nhiên liệu trong hệ thống giảm. Lò xo điều áp đẩy màng đi lên và van điều áp đóng lại. Đồng thời lúc này dưới tác dụng của lò xo điều áp làm cho thân van (10) đi lên, đế van (5) đóng lại để giữ áp lực nhiên liệu trong hệ thống.

5. Kim phun nhiên liệu.

Các kim phun được cấp nhiên liệu từ bộ định phân nhiên liệu và nó sẽ cung cấp nhiên liệu vào đường ống nạp bên cạnh xú pap nạp. Chúng được gá chặt vào động cơ qua các giá đỡ cách nhiệt, để tránh bọt khí trong chùm tia nhiên liệu.

Về mặt cấu tạo, nó có cấu trúc giống như hệ thống K-Jetronic, nhưng áp lực bắt đầu phun cao hơn loại kim phun kiểu K, nó vào khoảng 3,5 bar. Để cải thiện sự phun tơi của nhiên liệu, bằng cách người ta dẫn không khí nạp từ phía trước bướm ga đến xung quanh thân kim phun để tán nhuyển chùm tia nhiên liệu khi phun, nhằm đảm bảo chất lượng chùm tia phun ở tốc độ cầm chừng.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ xăng II phần 1 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 31)