Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 71)

I. NGÔN TỪ, CHẤT LIỆU CỦA VĂN CHƯƠNG

b. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả

Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác. Ðộc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực:

- Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. - Dưới trăng quyên đã gọi hè

Ðầu tường lửa lựu lập lòe dăm bông.

Những câu thơ sau đây ta phải dùng thính giác để tiếp nhận âm thanh cuộc sống. - Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc

Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên - Ðùng đùng gió dục mây vần

Một xe trong cõi hồng trần như bay

Hình tượng ngôn từ còn đem đến cho con người cả hương vị cuộc sống. - Em ạ! Cu_ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương - Thoảng mùi hoa thiên lí ngõ nhà ai Một tiếng chim khuya gọi mùa vải đỏ.

Hình tượng văn chương còn đem đến cho con người những cảm giác khác: - Cảm giác về sự đau đớn:

Cháu buốt ở trong tim này

Nơi tang đeo suốt đêm ngày Bác ơi.

- Cảm giác về buồn chán:

Ðêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nổi hàn bao la

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

Ðó là những cảm giác ngoài cảm giác vì nó không do các giác quan đem lại mà do sự thể nghiệm của độc giả đưa lại khi các hình tượng văn chương tác động tới sự tưởng tượng trí tuệ của chúng ta. Tính hơn hẳn của nghệ thuật ngôn từ không chỉ ở chỗ nó tác động tới nhiều cơ quan cảm giác của người đọc mà còn ở chỗ tác động tới trí tưởng

tượng trí tuệ. Thực sự thì nghệ thuật ngôn từ không lấy mục đích tối thượng là khắc họa bản thân các thuộc tính của sự vật để có thể cảm nhận bằng giác quan của người đọc, mà nó lấy việc khắc học những phản ứng của ý thức con người trước hiện thực làm quan trọng. Do đó, điều quan trọng trong hình tượng nghệ thuật ngôn từ là tâm trạng và muốn thưởng thức nó bạn đọc không phải nhìn ngắm mà là thể nghiệm. Ðây là tâm trạng đau đớn vì mất mát quá lớn của Nguyễn Khuyến:

Bác Dương thôi, đã thôi rồi

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta

c.Tính chủ quan, cá biệt của hình tượng văn chương

Hình tượng nghệ thuật văn chương là phi vật thể nó lại lấy việc khắc họa tâm trạng, thể hiện các môn quan hệ, các phản ứng của ý thức con người- là những cái vô hình - làm chủ yếu, chứ không lấy sự liệt kê các chi tiết có thể thụ cảm bằng thị giác làm cứu cánh. Ðo đó, trong các liên tưởng ở người đọc do hình tượng ngôn từ gợi nên có tính chủ quan cá biệt, thậm chí tùy tiện. Nhưng đây lại là đặc trưng bản chất của văn chương. Không nói những yếu tố vô hình mà ngay những yếu tố hữu hình - ví dụ như ngoại hình nhân vật, phong cảnh thiên nhiên của hình tượng văn chương, biểu tượng của chúng xuất hiện rất khác nhau ở người đọc, khác với biểu tượng xuất hiện của người xem tranh, xem kịch hay xem chiếu bóng. Trong các người đọc khác nhau sẽ xuất hiện những biểu tượng khác nhau về cùng một nhân vật văn chương. Tố Hữu xem Kiều là con người đáng thương:

- Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều - Tố Như ai, lệ chảy quanh thân Kiều

Còn Tản Ðà xem Kiều là người con gái đáng trách:

Ðoạn trường cho đáng kiếp tà dâm Bán mình trong bấy nhiêu năm

Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai.

Không nắm được đặc điểm bản chất này của văn chương, nên có người đã muốn cụ thể hóa các hiện tượng nghệ thuật văn chương bằng bàn tay các họa sĩ. Có thầy giáo làm giáo cụ trực quan để phục vụ giảng văn bài Tùng của Nguyễn Trãi bằng cách thuê họa sĩ vẽ một bức tranh về cây tùng. Cái sai lầm trước hết là biểu tượng về cây tùng xuất hiện ở người thầy nọ và ở ông họa sĩ kia là khác nhau. Hơn nữa, Nguyễn Trãi ca ngợi cây tùng chủ yếu là cốt cách, phẩm chất bằng nét vẽ. Mặt khác, thực sự tùng này không phải là hình ảnh chụp lại một cây tùng nào thật ngoài đời. cây Tùng ở đây là con người. Nó mang tính tượng trưng và ước lệ cao.

Chính đo đặc điểm này của hình tượng văn chương mà người ta xem bạn đọc là một khâu trong quá trình sáng tạo. Việc sáng tác một hình tượng nghệ thuật kết thúc không phải ở trong các trang tác phẩm mà ở chỗ khi nó đã nằm trọn trong tâm trí bạn đọc.

2. Không gian và thời gian trong hình tượng văn chương TOP

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w