ÐẶC TRƯNG PHƯƠNG TIỆN NHẬN THỨC CỦA VĂN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 46 - 57)

VĂN NGHỆ, MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI ÐẶC THÙ

II. ÐẶC TRƯNG PHƯƠNG TIỆN NHẬN THỨC CỦA VĂN CHƯƠNG

1. Hình tượng, phương tiện nhận thức của văn nghệ TOP

Xác định phương tiện nhận thức của văn chương là xác định tế bào của cơ thể sống, xác định yếu tố cơ bản để cấu thành tác phẩm văn chương, xác định công cụ tiếp cận cuộc sống của nhà văn, xác định cơ sở cho sự tồn tại của Khoa nghiên cứu văn chương và cơ sở tiếp thu văn chương của người thưởng thức.

Ðơn vị cơ bản (hoàn chỉnh, nhỏ nhất, có ý nghĩa) là điều kiện tồn tại của thế giới và là điều kiện tồn tại cho các hình thức nhận thức về thế giới. Mọi sinh vật trên trái đất đều được cấu tạo bằng tế bào (đơn bào hoặc đa bào).

Tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất. Sinh vật học lấy tế bào làm xuất phát điểm. Thế giới vật chất nói chung được cấu tạo bằng những nguyên tử. Nguyên tử là đơn vị trọn vẹn nhỏ nhất có ý nghĩa của vật chất. Nó là điều kiện tối thiểu của sự tồn tại vật chất. Trong khoa học tự nhiên đã vậy, trong khoa học xã hội cũng cần phải như vậy. Chính Mác đã nghiên cứu chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ "hàng hóa". Bằng việc nghiên cứu hàng hóa, Mác đã thấy được bản chất mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Lênin, trong tác phẩm "Bút ký triết học" phần "về phép biện chứng" đã chỉ cho ta thấy điều đó:

Trong Tư bản, Mác đã phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất, chung nhất, thông thường nhất, cái thường gặp đến hàng nghìn triệu lần, mối quan hệ xã hội tư sản (xã hội thương phẩm): sự trao đổi hàng hóa, sự phân tích phát hiện trong cái đơn giản ấy (trong cái "tế bào" của xã hội tư bản) tất cả những mâu thuẫn,tức là tất cả những mầm móng của mọi mâu thuẫn xã hội hiện đại. Sau đó, sự trình bày của Marx vạch cho chúng ta thấy sự phát triển (cả sự lớn lên và sự vận động) của các mâu thuẫn ấy trong tổng số các bộ phận của nó, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc của xã hội".

Vậy, đối với văn chương nghệ thuật đơn vị cơ bản là gì? Tế bào đã cấu tạo nên cơ thể sống - chính thể tác phẩm là gì?

Ðã có ý kiến cho rằng từ là đơn vị cơ bản của tác phẩm văn chương. Ðành rằng, văn chương là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn chương, tác phẩm văn chương là sự tổ chức ngôn từ theo một cách thức nào đó. Nhưng nếu xem từ là phương tiện nhận thức, là đơn vị cơ bản của tác phẩm thì sẽ không phân biệt được chất liệu cấu tạo nên tác phẩm với phương tiện nhận thức. Triết học, chính trị, và nhiều khoa học khác, tác phẩm của nó cũng là những ngôn từ. Vấn đề là tại sao cũng được xây dựng từ ngôn từ nhưng tác phẩm này là triết học, chính trị, khoa học … còn tác phẩm kia lại là nghệ thuật. Hơn nữa, ngôn từ là phương tiện giao tiếp, là công cụ giao tế, nó là của cải chung của xã hội chứ không phải của riêng nhà văn.

Lại có ý kiến cho rằng hình ảnh là tế bào của tác phẩm. Ý kiến này phần nào thấy được sự khác biệt giữa nghệ thuật ngôn từ và ngôn từ phi nghệ thuật. Nhưng, hình ảnh chỉ là sự phản ánh những thuộc tính của ngoại giới vào đầu óc con người. Nó mang tính chất tri giác. Nó chưa phải là kết quả của một sự nhận thức đúng đắn. Mặt khác, hình ảnh không phải là gia tài riêng của nghệ thuật. Trong các tác phẩm ngôn từ không phải nghệ thuật ta vẫn thường bắt gặp các hình ảnh. Những hình ảnh đó có tác dụng minh họa cho các phán đoán và kết luận trừu tượng, làm cho cỏc kết luận ấy rừ ràng, sinh động và trực quan. Chẳng hạn, cỏc nhà thiờn văn nghiờn cứu về sao chỗi halây, ngoài việc khái quát nên bản chất và quy luật vận động của nó thì họ đã không thể không mô tả về nó và đặc biệt là chụp những bức ảnh về nó để minh họa cho kết quả của mình.

Trong văn chương, "cái chung nhất, cái quen thuộc nhất, cái thường gặp hàng nghìn triệu lần" đấy là hình tượng. Người sáng tác luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, phấn đấu cho sáng tác của mình có hình tượng đạt chất lượng cao. Doboline nói : đối với tôi "hình tượng luôn luôn nằm ở đầu ngòi bút".

Biélinski cho rằng "nhà thơ tư duy bằng hình tượng, nhà thơ không chứng minh mà trình bày chân lí" . Ipxen: "Trước khi viết ra giấy một chữ nào,tôi cần nắm chắc hình tượng đã nảy sinh trong tôi". Tchekhov, ở trong đầu ông hình thành "cả một đội ngũ sẵn sàng chờ lệnh". Gorky gọi văn chương là khoa học về con người và "nghệ thuật bắt đầu nói mà độc giả quên mất tác giả, chỉ trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả trình bày trước độc giả".

Nếu nhà văn không xây dựng được hình tượng thì tác phẩm của anh ta sẽ rơi vào lí thuyết khô khan trừu tượng. Trường Chinh đã có một so sánh thú vị:

Không long lanh hình tượng Chắp cánh ước mơ

Thì thơ đó chỉ thua vè một chút.

Vè, diễn ca thực sự là loại văn vần minh họa chủ trương đường lối. Hình tượng là phương tiện cơ bản, độc lập duy nhất để nhà văn nhận thức cuộc sống. Nghệ thuật và khoa học là hai hình thức nhận thức cơ bản của con người. chúng thống nhất với nhau ề mục đích nhận thức : phát hiện ra quy luật, bản chất của thế giới để giúp con người tiến hành cải tạo thế giới ngày càng tích cực hơn. Khoa học và nghệ thuật tồn tại bên nhau để bổ sung cho nhau; làm cho nhận thức con người phong phú toàn diện, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được đầy đủ. Nhưng khoa học và nghệ thuật không bài trừ lẫn nhau chính vì chúng có những đặc trưng riêng.

Chẳng hạn, nghệ thuật và khoa học đều có chức năng nhận thức thế giới. Nhưng đặc trưng chức năng nhận thức của nghệ thuật là ở chỗ không chỉ góp phần vào việc nhận thức thế giới mà còn giúp con người bồi dưỡng tâm hồn dưới ánh sáng của một lí tưởng đạo đức và thẩm mĩ nhất định. Năng lực gây cảm xúc là một đặc tính tất yếu của nghệ thuật. Song, sự khác nhau quan trọng mà ta cần đặc biệt chú ý là ở phương tiện nhận thức của chúng. Khoa học nhận thức thế giới bằng công thức , định lí, định luật, khái niệm … trừu tượng. Còn nghệ thuật nhận thức thế giới bằng hình tượng cụ thể, cảm tính, trực tiếp. Ðến với một tác phẩm khoa học là đến với những công thức định lí, định luật, khái niệm. Tất cả những cái đó là hình thức tóm gọn bản chất thế giới muôn màu lại. Quá trình thâm nhập sau vào bản chất thế giới là quá trình nhà khoa học trừu tượng hóa các điểm cá biệt riêng lẽ của từng hiện tượng, sự vật để rút ra thuộc tính chung nhất của đối tượng. Thuộc tính chung nhất được biểu thị bằng một khái niệm nhất định. Chẳng hạn, sau quá trình nghiên cứu về nước từ nhiều thứ nước khác nhau người ta đã tìm ra thuộc tính cơ bản của nước là tổng hợp của hai chất Hydro và Oxy, cứ một phân tử nước có hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy. Và người ta ký hiệu H2O. H2O là công thức trừu tượng và là một sự ký hiệu , quy ước. Công thức này không hề gợi cho ta một sự liên hệ trực tiếp nào giữa nó với nước cả.

Một ngành khoa học sẽ có một hệ thống những khái niệm, công thức trừu tượng, có nội dung được xác định rừ ràng, chặt chẽ. Hệ thống những khỏi niệm, thuật ngữ, cụng thức là phương tiện nhận thức thế giới của nhà khoa học, là phương tiện truyền thụ kiến thức của nhà khoa học đến người khác, cũng tức là phương tiện tư duy của nhà khoa học. Do đó mà người ta nói nhà khoa học tư duy bằng khái niệm. Nhưng đến với nghệ thuật, ta không đến với những công thức khô khan trừu tượng. Ðến với nghệ thuật là đến với "thế giới đã qua bàn tay nhào nặn của con người nhưng chung quy vẫn là ở dạng thái cuộc sống". Nghĩa là thế giới qua nghệ thuật không bị khô đi, cứng lại trừu tượng hóa ra. Một pho tượng, một bức tranh, một điệu múa, một cuốn phim ta không hề thấy công thức hay một khái niệm nào cả mà chỉ thấy những cảnh đời, những con người, những phong cảnh thiên nhiên có hình dáng, diện mạo, màu sắc, âm thanh, đường nét cụ thể. Ở đây, bằng giác quan ta có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy hình hài cuộc sống.

Trong nghệ thuật có một sự nhập nhằng thú vị : nội dung của nó là sự phản ánh về đời sống, là ý thức tư tưởng của tác giả nhưng nhiều lúc người ta tưởng đó chính là cuộc sống. Có người kể rằng khi đọc xong truyện Phòng số 6 của Tchekhov Lénine đã nói với chị của mình rằng : "Tôi không thể ngồi trong phòng của mình được nữa, tôi đứng dậy và đi ra ngoài. Tôi có cảm giác là chính tôi đang bị giam trong phòng số 6 đó". Mặc dầu Lénine rất tán thành ý kiến sau đây của Feuerbach: "Nghệ thuật không đòi hỏi người ta thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực". Nhưng chính Lénine đã bị nghệ thuật cuốn hút đến mức tưởng nó là sự thực ngoài đời.

Hình thức phản ánh đời sống như đã nói trên, theo Tchernychevski là phản ánh hiện thực dưới "hình thức đời sống". Biélinski đã so sánh 2 cách nhận thức thế giới của khoa học và nghệ thuật như sau:

"Tự vũ trang bằng những con số thống kê để tác động vào trí tuệ của thính giavà độc giả, nhà chính trị kinh tế học chứng minh rằng tình hình của một giai cấp nào đó đang hưng thịnh hay đang suy đồi do những hậu quả của những nguyên nhân nào đó …

Còn nhà thơ vũ trang bằng những hình ảnh trong sáng và sinh động của hiện thực trong một bức tranh chân thực để tác động đến trí tưởng tượng của độc giả mình, cho thấy tình hình của một giai cấp nào đó đang hưng thịnh hay đang suy đồi do những nguyên nhân nào đó …

Một đằng là chứng minh, một đằng là biểu hiện và cả hai đều thuyết phục, một đằng chỉ có lí là logic, còn một đằng là những bức tranh.

"Những bức tranh" đời sống đấy là những hình tượng. Hình tượng chính là phương tiện nhận thức và phản ánh hiện thực của nhà văn, là môi giới giữa nhà văn và bạn đọc, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm của nhà văn tới bạn đọc. Hình tượng là ngôn ngữ của nghệ sĩ, là ngôn ngữ đích thực của nghệ thuật. Công cụ giao tiếp của tác giả với độc giả là hình tượng chứ không phải là ngôn ngữ hàng ngày. Ngôn ngữ hàng ngày ngoài xã hội là công cụ giao tiếp của xã hội chỉ là chất liệu vật chất để xây dựng nên hình tượng. Người ta gọi người nghệ sĩ tư duy bằng hình tượng.

2. Những thuộc tính cơ bản của hình tượng văn chương.

TOP a. Phản ánh và sáng tạo.

Phản ánh hiện thực là quy luật của văn chương. Tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh của thế giới khách quan.

Tuy vậy, không được đánh đồng khái niệm "hình tượng" trong nhận thức luận (triết học) với "hình tượng" trong lí luận văn học.

Trong triết học, khái niệm hình tượng hiểu là bất kỳ một sự phản ánh nào về ngoại giới vào trong ý thức con người. Ở đây, "hình tượng" đồng nghĩa với "hình ảnh" Lénine viết: ... Cảm giác, tri giác, biểu tượng và nói chung, ý thức của con người là hình ảnh của thực tại khách quan.

Trong nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật không phải là bất kỳ một sự phản ánh nào về hiện thực mà là một sự phản ánh được ghi giữ lại trong một chất liệu của một loại hình nghệ thuật nhất định. Cụ thể, trong tác phẩm nghệ thuật sự phản ánh về hiện thực phải có được một sự tái hiện có nghệ thuật trong một chất liệu nhất định của một loại hình nghệ thuật cụ thể. Như thế, nghệ thuật bao gồm cả tư duy hình tượng và cả hoạt động thực tiễn nhất định sự sáng tạo nghệ thuật, sự nhào nặn thẩm mĩ một chất liệu nhất định. Nghệ thuật vừa tư duy (bằng hình tượng) vừa là hoạt động thực tiễn trực tiếp. Ðược vật chất hóa ở trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, nghệ thuật tồn tại như một khách thể tinh thần trong dạng các giá trị nghệ thuật nhất định. Ở đây, tác phẩm nghệ thuật cũng là tự nhiên thứ hai như tất cả những gì được tạo ra bằng bàn tay khối óc của con người.

Với tư cách là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, nghệ thuật chính là một sự thống nhất liên tục của nhận thức hình tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính - cụ thể hiện thực trong chất liệu của một loại hình nghệ thuật . Do đó, không được xem hình tượng chỉ là một kiểu tư duy (tư duy hình tượng) mà nó còn là một hành động thực tiễn vật chất - hoạt động sáng tạo, tạo ra một sự vật mới, tạo ra hiện thực khách quan. Hình tượng văn chương được vật chất hóa nhờ chất liệu ngôn ngữ. Nó vừa là ý thức tư tưởng của nhà văn vừa là tài năng sáng tạo - nhào nặn chất liệu ngôn ngữ của nhà văn.

Tuy vậy, không được xem phản ánh và sáng tạo như là 2 giai đoạn của việc xây dựng hình tượng theo nghĩa , nhà văn có sẵn hình tượng tinh thần ở trong đầu óc sau đó, tìm và khoác cho nó một bộ áo vật liệu cụ thể nào đó. Thực ra, trước khi được vật chất hóa ra, hình tượng nghệ thuật đã tồn tại trong óc người nghệ sĩ, nghĩa là đã bao hàm sự sáng tạo trong ý thức tư tưởng. Lénine viết ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan. Hình tượng nghệ thuật không phải là một bức ảnh chụp, một hình ảnh thu

được trong tấm gương, cũng không phải là một sự tái hiện đơn giản cuộc sống, sự bắt chước máy móc tự nhiên. Sự bắt chước giỏi lắm cũng chỉ nhân đôi đối tượng mô tả chứ không tạo ra giá trị thẩm mĩ mới. Hình tượng nghệ thuật không phải là hình ảnh minh họa của khoa học. Hình ảnh minh họa của khoa học tái hiện các hình tượng như chúng vốn có trong hiện thực. Tức là tái hiện thực tế một cách chính xác. Còn hình tượng nghệ thuật, sáng tạo là bản chất của nó. Hình tượng nghệ thuật bao hàm cả sự phóng đại, cường điệu, cả sự tỉa xén, nhào nặn. Hình tượng nghệ thuật là kết quả của trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ.

Phản ánh và sáng tạo là hai mặt của quá trình sản sinh ra hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật một mặt là hình ảnh của thế giới khách quan, mặt khác là sự sáng tạo lại thế giới khách quan ; một mặt là ý thức tư tưởng mặt khác là hoạt động thực tiễn vật chất của nhà văn; một mặt là khách thể tinh thần mặt khác là thế giới hiện thực (tự nhiên thứ 2).

b. Cụ thể và khái quát

Cả hình tượng nghệ thuật và khái niệm khoa học đều là sự phản ánh hiện thực khách quan; đều không phải là sự lặp lại hiện thực. Nhưng nếu khái niệm khoa học là sự trừu tượng hóa cái chung ra khỏi cái cá biệt, cụ thể của đối tượng thì hình tượng nghệ thuật lại phản ánh cái chung thông qua cái cá biệt, cụ thể cảm tính trong dạng thái bản thân cuộc sống.

Một công thức khoa học cũng như một hình tượng nghệ thuật đó là sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Nhưng nếu như công thức khoa học, phép biện chứng này được biểu lộ thông qua cái chung thì ở hình tượng nghệ thuật phép biện chứng này lại được biểu lộ thông qua cái riêng, cái đơn nhất. Một hình tượng nghệ thuật là tổng hòa các phẩm chất , thuộc tính, đặc điểm tiêu biểu cho một hiện tượng nhất định, con người nhất định. Hình tượng nghệ thuật là nơi phơi bày sự phong phú của cái cá biệt, tính muôn vẻ của các hiện tượng. Hình tượng nghệ thuật tác động trực tiếp vào giác quan của chúng ta. Tiếp xúc với hình tượng nghệ thuật là tiếp xúc với những bức tranh những sự vật, những hiện tượng, những cảnh đời, những con người, những số phận riêng lẻ, cụ thể đang sống, vận động trong một tương quan cụ thể. Nội dung cụ thể của các tác phẩm là không hề bao giờ lặp lại nhau. Ðiều đó có nghĩa là các hình tượng nghệ thuật mang tính cá biệt - kể cả hình tượng phong cảnh tự nhiên và hình tượng nhân vật. Có biết bao nhân vật xuất hiện trong các sách ta đã đọc nhưng có ai giống ai đâu. Sự riêng biệt của các nhân vật không phải chủ yếu ở tên gọi, hình hài diện mạo mà chủ yếu ở tính cách, ở cá tính. Có người đã nhận định : nền văn chương nhân loại là một phòng triển lãm các tính cách, là nơi phơi bày sự đa dạng phong phú của cốt cách, phẩm chất của con người.

Tính cá biệt cụ thể của hình tượng không chỉ biểu hiện ở chỗ miêu tả trực quan có tính chất tạo hình các sự vật và con người riêng biệt mà còn là ở chỗ : nhưng tâm trạng của các nhân vật. Mỗi bài thơ trữ tình là mỗi một trạng thái tình cảm, suy nghĩ riêng của nhà thơ, của nhân vật trữ tình. Nếu như hiện tượng phong phú hơn quy luật, thì tính cụ thể, cá biệt của hình tượng đem đến cho con người sự nhận thức về tính đa dạng, phong phú của hiện tượng. Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng nói với độc giả về một vấn đề gì đó của đời sống. Bạn đọc thông qua những chi tiết, hình ảnh … của hình tượng để hiểu về đời sống. Tính cụ thể, cá biệt của hình tượng, vì vậy hàm chứa ý nghĩa khái quát . Trong hình tượng nghệ thuật không có chỗ cho những chi tiết, hiện tượng ngẫu nhiên.

Trong nghệ thuật cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung. Chị Út Tịch 6 con ở xã Tam Ngãi huyện Cầu Kè với những đặc tính rất riêng biệt. Nhưng chị Út Tịch còn là người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Qua chị, ta hiểu được một lớp người và thậm chí, có thể hiểu cả một dân tộc, một thời đại.

Trong hình tượng nghệ thuật cái cụ thể và cái khái quát xuyên thấu vào nhau, xoắn xuýt lẫn nhau; cái khái quát chuyển ra dưới dạng cái cụ thể, cái cụ thể lại chuyển vào cái khái quát, cái này chuyển thành cái kia; cả hai hòa với nhau làm một. Balzac đã nói: Tư tưởng phải trở thành nhân vật

c. Chủ quan và khách quan TOP

Tất cả các hình thái ý thức xã hội đều không chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan mà còn là sự biểu hiện thế giới chủ quan. Lộnine đó chỉ rừ : Tư tưởng khụng chỉ là nhận thức mà cũn là ý nguyện của con người. éiều này

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w