QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG CỦA VĂN NGHỆ

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 66)

TOP Văn chương là một nghệ thuật, là một hình thái ý thức đặc thù, nó mang tính thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ này gắn liền với bản chất của văn chương.nếu tách rời hoặc không thấy đặc thù thẩm mĩ thì hoặc là không hiểu được bản chất văn chương, hoặc hạ thấp nó, hoặc biến nó thành một cái gì khác ngoài văn nó.

Khi nói đến chức năng nhận thức của văn chương, dù có đề cập đến khả năng nhận thức to lớn của nó thế nào mặc lòng mà không thấy đây là sự nhận thức có tính đặc thù thẩm mĩ, nhận thức từ góc độ thẩm mĩ thì tức là đánh đồng nghệ thuật với mọi hoạt động nhận thức khác,và cũng tức là hạ thấp giá trị nhận thức của nghệ thuật dẫn đến hạ thấp hoặc thủ tiêu nghệ thuật.

Chức năng thẩm mĩ của văn chương chỉ có thể phát huyđược tác dụng Mácnh liệt khi văn chương đạt được giá trị tự nhận thức cao. Ngược lại, văn chương chỉ có thể đạt được tính thẩm mĩ cao đẹp khi nó đạt được giá trị nhận thức sâu. Diderot nói: cái đẹp chẳng qua là chân lí. như thế, nghệ thuật không phải là cái gì phi lí, hoặc siêu nhiên mà nó quan hệ đến vấn đề chân lí. tác phẩm nghệ thuật càng tiếp cận với cuộc sống càng phản ánh được chân lí khách quan một cách sâu sắc thì càng có tính nghệ thuật cao, xưa nay, những tác phẩm nghệ thuật lớn, bất hủ không có tác phẩm nào lại chỉ đạt một trong hai mặt này.

Xét về mặt hình thức nhận thức thì nghệ thuật có hình thức nhận thứcđặc thù so với hình thái ý thức khác, đó là hình thức nhận thức thẩm mĩ, nhận thức theo góc độ cái đẹp.nhưng xét về mặt bản chất nhận thức thì nghệ thuật thống nhất với các hoạt động nhận thức khác của con người. nếu như chức năng thẩm mĩ là đặc trưng của văn chương thì chức năng nhận thức là bản chất của văn chương.

Mọi hình thức nhận thức chân chính của con người đều vươn đến mục đích cải tạo mình. nhưng mọi hình thức nhận thức đó lại thực hiện chức năng cải tạo theo đặc trưng riêng. Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng thực hiện chức năng cải tạo,giáo dục của mình theo góc độ thẩm mĩ, bằng thỏa Mácn nhu cầu thẩm mĩ. Dưới hình thức thẩm mĩ, bằng phương tiện thẩm mĩ, văn học tiến hành giáo dục và cải tạo con người.

Cải tạo giáo dục con người có rất nhiều hình thức, đó có thể bằng luân lí, đạo đức học, bằng chính trị và bằng hành chính v.v… Nhưng biện pháp nhẹ nhàng mà sâu sắc, tinh tế mà mạnh mẽ là biện pháp nghệ thuật. Nghệ thuật trực tiếp tác độngvào tình cảm con người để giáo dục, cải tạo con người.

Thơ Ban chấp hành trung ương Ðảng lao động Việt Nam gởi đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III viết: "Là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng có tácdụng sâu rộng và lâu bền trong đời sống tinh thần của nhân dân,văn nghệ giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức, tình cảm và tác phong xã hội chủ nghĩa".

Một tác phẩm văn chương muốn đạt tới chức năng cải tạo và giáo dục mình thì trước hết phải đạt được tính nghệ thuật cao. Với những hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức truyền cảm, nghệ thuật tác động vào tình cảm con người ; khi những hình tượng nghệ thuật có sức lay động tình cảm con người thì tình cảm đó là xuất phát điểm, là sức bật cho lí trí và hành động của con người.

Nghệ thuật không phải là vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh. Tự nó, nghệ thuật đã mang tính cải tạo giáo dục của mình. tuy nhiên muốn có giá trị thẩm mĩ cao, nghệ thuật phải đạt tới sức cải tạo mạnh mẽ, ngược lại để cải tạp và giáo dục nghệ thuật lại phải đạt được tính thẩm mĩ cao.

Nếu như chức năng thẩm mĩ là đặc trưng của nghệ thuật thì chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật. Văn chương là một hình thái ý thức, một hình thức nhận thức của con người như bất kỳ một hình thức nhận thức nào khác. Văn chương nhận thức không phải là để nhận thức mà nhận thức là để cải tạo, biến đổi thế giới. Cho nên, chức năng nhận thức và chức năng cải tạo giáodụccủa văn chương là không thể tách rời nhau.muốn cải tạo thì trước hết phải nhận thức, nhận thức là để cải tạo, nhận thức càng sâu thì cải tạo càng mạnh.

Chức năng nhận thức và giáo dục gắn chặt với nhau và gắn chặt với chức năng thẩm mĩ.trong nghệ thuật, nhận thức là nhận thức dưới góc độ cái đẹp. Giáo dục là giáo dục thông qua nhận thức thẩm mĩvà bằng phương tiện thẩm mĩ. Yù nghĩa thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thuật là ở chỗ hiệu quả giáo dục cải tạo mà nó đạt được.

Tóm lại, văn chương nghệ thuật có 3 chức năng chủ yếu: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Ba chức năng quan hệ khắng khít và xuyên thấu vào nhau vàcùng tác động tới con người. Trong cả 3 chức năng đó, không được xem nhẹ một chức năng nào và cũng không thể tách bạch ra từng chức năng một trong thực tế. Nói một cách chính xác và khoa học ra thì văn học nghệ thuật có một chức năng chủ yếu - nhận thức - giáo - thẩm mĩ. Bởi vì giáo dục, thẩm mĩ, nhận thứclà 3 phương diện khác nhau của một vấn đề, của một sự vật. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và tồn tại trong chức năng kia và ngược lại.

Ngoài 3 chức năng chủ yếu trên đây, văn chương còn có nhiều chức năng quan trọng khác như: chức năng giao tiếp, chức năng thanh lọc, chức năng giải trí v.v … văn chương phát huy tác dụng đa chức năng đối với đời sống.

CHƯƠNG VII:

VĂN CHƯƠNG, NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ

I. NGÔN TỪ, CHẤT LIỆU CỦA VĂN CHƯƠNG

1. Ngôn từ, chất liệu duy nhất để xây dựng hình tượng của văn chương 2. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ

3. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ

II. ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA NGÔN TỪ

1. Tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ. 2. Không gian và thời gian trong hình tượng văn chương

3. Khả năng phản ánh ngôn ngữ và tư duy của hình tượng văn chương 4. Tính vạn năng và tính phổ thông của văn chương

III. VĂN CHƯƠNG VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC

1. Vị trí của văn chương trong các loại nghệ thuật 2. Quan hệ giữa văn chương và các nghệ thuật

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 66)