QUAN HỆ GIỮA TÍNH NHÂN DÂN VÀ TÍNH GIAI CẤP, TÍNH ÐẢNG 1 Tính nhân dân và tính giai cấp.

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 31)

1. Tính nhân dân và tính giai cấp.

TOP Trong xã hội phân chia giai cấp, văn học bao giờ cũng mang tính giai cấp cụ thể. Nhưng tùy theo vị trí xã hội và vai trò lịch sử của các giai cấp, nền văn học vốn mang tính giai cấp ấy có ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đến quá trình giải phóng nhân dân, quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân. Như thế, văn chương phục vụ cho giai cấp bóc lột duy trì tình trạng nghèo nàn của quần chúng là không có tính nhân dân. Chỉ có văn chương phản ánh được nguyện vọng, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, có ảnh hưởng tích cực đến quá trình giải phóng nhân dân thì mới có tính nhân dân.

Vậy: Tính nhân dân đối lập gay gắt với tính giai cấp lạc hậu, phản động và thống nhất với tính giai cấp tiến bộ cách mạng.

2. Tính nhân dân và tính đảng.

TOP Tính đảng cộng sản và tính nhân dân thống nhất với nhau trong thời đại chúng ta. Vì: tính đảng là tính giai cấp tiến bộ nhất, giác ngộ nhất trong nhân dân lao động. Hơn nữa đảng ta "ngoài lợi ích của nhân dân ra Ðảng ta không có một lợi ích nào khác" (Bác). Vì thế lấy tiêu chuẩn tính nhân dân để đánh giá các tác phẩm hiện nay thì nó đã bao hàm tính đảng rồi - tính đảng là biểu hiện cao độ của tính nhân dân (tiêu chuẩn tính nhân dân cao nhất mọi thời kỳ phải đo bằng lực lượng xã hội tiên tiến nhất thời kỳ đó).

Tuy nhiên, không thể đồng nhất tính nhân dân và tính đảng.

Vì : - Nền văn chương vô sản có kế thừa và sáng tạo, kế thừa là kế thừa tính nhân dân.

- Cách mạng có quy luật phát triển không đều, ở đâu giai cấp vô sản chưa nắm được chính quyền thì ở đó văn chương vô sản chưa ở mức quy mô, công khai hợp pháp, toàn dân. Cho nên, bên cạnh đó phải có nền văn chương hợp pháp.

- Hơn nữa đề ra tính đảng là đề ra một tiêu chuẩn cao nhất cho sáng tác để lưu ý, yêu cầu sáng tác.

Tóm lại

Tính nhân dân là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên sức sống lâu bền, phi thường và bất diệt của nghệ thuật, là niềm tự hào chân chính của các thế hệ nhà văn, chỉ có liên hệ một cách sâu xa, rộng lớn, lâu bền với nhân dân thì văn chương nghệ thuật mới được tồn tại và phát triển lành mạnh.

Chỉ có dưới chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, với tính đảng vô sản, văn chương mới có điều kiện khắc phục những hạn chế của văn chương nhân dân quá khứ và phát triển mạnh mẽ, toàn diện tính nhân dân của mình.

CHƯƠNG IV:

TÍNH DÂN TỘC VÀ TÍNH QUỐC TẾ CỦA VĂN NGHỆ

I. TÍNH DÂN TỘC LÀ GÌ, HAY XÁC ÐỊNH MỘT QUAN NIỆM ÐÚNG ÐẮN VỀ TÍNH DÂN TỘC.

1. Những quan niệm khác nhau về tính dân tộc. 2. Cơ sở để xác định tính dân tộc của văn nghệ. 3. Khái niệm về tính dân tộc của văn nghệ

II. BIỂU HIỆN TÍNH DÂN TỘC TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

1. Nội dung tư tưởng 2. Hình thức nghệ thuật

III. TÍNH DÂN TỘC VÀ TÍNH QUỐC TẾ CỦA VĂN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu lý luận văn học (Trang 31)