Xác định mối liên hệ giữa văn chương với nhân dân là một công việc vô cùng phức tạp, phong phú, bao gồm nhiều phương diện. Nó đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong khi nhìn nhận, vì bản thân "nhân dân" là một khái niệm có nội dung lịch sử.
Lênin đã vạch ra cho ta một cơ sở để xác định mối liên hệ đó.
"Nghệ thuật phải thuộc về nhân dân. Nó phải cắm rễ sâu xa trong quảng đại quần chúng lao động. nó phải
được quần chúng hiểu và ưa thích. Nó phải thống nhất tình cảm, tư tưởng và ý chí của quần chúng lại là nâng họ lên".
Sau ý kiến của Lênin, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của mối liên hệ giữa văn chương với nhân dân như sau:
- Văn chương đó có từ quần chúng lao động mà ra hay không, có phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng hay không.
- (Ðiều quan trọng hơn nữa), văn chương đó có tác dụng chiến đấu như thế nào với quần chúng nhân dân.
b. Khái niệm tính nhân dân của văn chương.
TOP Từ những cơ sở trên ta đi đến một nhận định tổng quát về tính nhân dân của văn chương như sau:
Tổng hòa những đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm văn chương, thể hiện những nhu cầu,
khát vọng cách mạng, tiến bộ và lành mạnh của các giai cấp trong nhân dân chẳng những có ý nghĩa đối với tiến trình cách mạng đương thời mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ cuộc sống tinh thần phong phú của nhân loại được nhân loại yêu mến giữ gìn và lưu truyền.
Những điểm cần lưu ý khi xác định nội dung khái niệm tính nhân dân của văn chương :
- Trong ý nghĩa trực tiếp và cơ bản nhất thì tính nhân dân liên hệ sâu sắc với tính khuynh hướng, tính tư
tưởng, giai cấp tiến bộ cách mạng của văn chương.
Trong tiến trình lịch sử, các giai cấp tiến bộ cách mạng, tiến hành đấu tranh giai cấp, làm cách mạng xã hội để xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, thúc đẩy loài người tiến lên. Trong ý nghĩa đó, giai cấp đó là giai cấp cách mạng, tiến bộ. Văn chương có tính nhân dân là văn chương phải thể hiện cho được tính chất cách mạng tiến bộ.
Ví dụ: Hịch tướng sĩ tác giả chỉ đề cập đến lợi ích của tầng lớp quý tộc, kêu gọi bầy tôi đứng lên bảo vệ lợi ích của chủ.
Tuy nhiên Hịch tướng sĩ vẫn được đánh giá là Hịch cứu nước. Bởi vì lợi ích quý tộc lúc này đang thống nhất với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân dân lao động. Chống giặc ngoại xâm lúc này ngoài ý nghĩa báo thù cho chủ, cò có ý nghĩa bảo vệ tổ quốc, bảo vệ hạnh phúc nhân dân, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của cá nhân những người chống giặc. Cho nên tính nhân dân của tác phẩm này thể hiện ở tính chất tiến bộ cách mạng của chủ nghĩa anh hùng phong kiến của giai cấp quý tộc thời Trần. Lúc này, họ cũng là một bộ phận của nhân dân; thậm chí họ là những thành viên ưu tú vì họ giữ vững được ngọn cờ dựng nước và giữ nước trong tay để tập hợp quần chúng nhân dân lao động.
Bình Ngô đại cáo, tính nhân dân thể hiện ở trong tính cách mang tiến bộ của tác phẩm. Chữ dân đã là sợi chỉ để xuyên suốt tác phẩm:
Nỗi đau của dân được đề cập một cách thống thiết: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ Nheo chóc thay kẻ góa bụa khốn cùng Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn Nặng thuế khóa sạch không dằm núi Kẻ bị bắt lên núi đãi cát tìm vàng Khốn nỗi rừng sâi nước độc
Người bị bắt xuống biển dòng lưng mò trai Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Mục đích của cuộc chiến đấu là vì dân: Việc nhân nghĩa cốt ở an dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Lực lượng chiến đấu cũng là nhân dân.
Tính nhân dân của tác phẩm nàythể hiện rõ nhất ở chữ "Dân". tính nhân dân và tính giai cấp cách mạng
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Ðình Chiểu, tính nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân lao động đóng vai trò lịch sử bảo vệ tổ quốc. Nhân dân mà đặc biệt là nông dân với vai trò lịch sử của họ đã được đề cập sâu sắc. Như thế: Tính nhân dân ở tác phẩm ở trong tính cách mạng tiến bộ của tác phẩm. Ngược lại, những tác phẩm không có tính nhân dân là tác phẩm phản động, lạc hậu hoặc là những tác phẩm được sáng tác với mục đích có nhiều biểu hiện tâm tư cá nhân ích kỷ, thể hiện tư tưởng của nhóm người ăn trên ngồi trước. Hoặc có đề cập đến nhân dân thì với một thái độ trịch thượng khinh miệt, kênh kiệu, hoặc chống lại nhân dân một cách trực diện, hoặc gián tiếp.
Ví dụ: Trống mái miêu tả tình yêu của Vọi, một nông dân quê mùa cục mịch lại si tình theo đuổi một tiểu thư một cách khinh miệt mỉa mai.
- Trong nghĩa mở rộng, tính nhân dân bao hàm mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật lành mạnh, có ý nghĩa đối với toàn bộ đời sống tinh thần của nhân dân.
Những tác phẩm miêu tả tình cảm gia đình: bố mẹ, anh em, vợ chồng, cha con, mẹ con, bà cháu … ; những tác phẩm tả cảnh thiên nhiên tuy nó không đề cập đến những tiến trình lịch sử cũng không đặt ra những vấn đề bức thiết của thời đại, những tác phẩm đó có một tình cảm lành mạnh, một nhân sinh quan lành mạnh, tiến bộ, vẫn có tính nhân dân. Chẳng hạn, ca dao tình yêu nam nữ:
- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua - Ðã yêu thì yêu cho chắc
Ðã trục trặc thì trục trặc cho luôn
Ca dao hôn nhân và gia đình:
- Con cò trắng bạch như vôi Ai muốn làm lẽ cha tôi thì về Cha tôi chẳng đánh chẳng chê Mẹ tôi móc ruột lôi mề ăn gan Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Hoặc đả phá lễ giáo phong kiến:
Mẹ ơi có muốn lấy chồng
Con ơi mẹ cũng một lòng như con.
Tính nhân dân còn bao hàm một nội dung: Mộc mạc mà sắc sảo, giản dị mà phong phú, hồn nhiên mà điêu luyện.
Mọi giátrị nghệ thuật chân chính đều bắt nguồn từ đời sống nhân dân, từ thị hiếu thẩm mĩ của nhân dân, nên bao giờ, cũng hồn nhiên, mộc mạc, giản dị nhưng phong phú tinh vi và điêu luyện.
Sự thống nhất của hai phương diện trên (giản dị, mộc mạc, hồn nhiên với phong phú, tinh vi, điêu luyện) là đặc điểm tiêu biểu của nghệ thuật có tính nhân dân. chính vì vậy mà những tác phẩm mang tính nhân dân sâu sắc bao giờ cũng có sự thống nhất giữa "phổ cập" và "nâng cao", giữa "bình dân" và "bác học". Ðó là những tác phẩm mà ai cũng có thể hiểu được. Từ người bình dân đến người uyên bác ai cũng thấy hay, thấy thấm thía, thích thú. "đó là những tác phẩm nói mãi không cùng" (Gớt) "tác phẩm khơi mãi không cạn" (Hoài Thanh). Những tác phẩm như thế chẳng những thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ hiện đại mà còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ ngày càng nâng cao của những thế hệ sau. Nó tạo nên tính chất vĩnh hằng của nghệ thuật.
Truyện Kiều là ví dụ tiêu biểu. Nó là đỉnh cao của văn chương cổ điển dân tộc. Rất nhiều nhà nghiên cứ đã có nhiều công trình đồ sộ tìm hiểu cái hay cái đẹp của nó.
Nhưng gần đây một công trình mới của Phan Ngọc nghiên cứu về Truyện Kiều lại cho rằng tất cả các công trình của những người nghiên cứu trước đây đều giống nhau đó là đều chưa chỉ đúng cái hay cái đẹp của Truyện
Kiều. Ðó là về phía những người uyên thâm, còn về phía những người bình dân thì người ta thích, yêu, hiểu Truyện Kiều đến mức đọc ngược được. Truyện Kiều có một điều thú vị là có những câu thơ không biết là Nguyễn Du đã mượn từ ca dao hay ca dao đã đi ra từ Truyện Kiều. Hiện tượng này cho thấy Truyện Kiều đã đạt được cái hồn nhiên mà điêu luyện, "bác học" mà "bình dân".
Truyện Kiều:
Vừng trăng ai xẻ làm đôi
Nữa in gối chiếc nữa soi dặm trường.
Ca dao:
Tiễn đưa một chén rượu nồng Vừng trăng xẻ nữa tơ lòng dứt đôi. Vừng trăng ai xẻ làm đôi
Ðường trường ai xẻ ngược xuôi hởi chàng. Truyện Kiều:
Rắp mong treo ấn từ quan
Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua.
Ca dao:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua.
Truyệân Kiều:
Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. Ca dao:
Ai đi muôn dặm non sông
Ðể ai chứa chấp sầu đông vơi đầy.
Tính nhân dân của văn chương đối lập với tính chất lạc hậu, bảo thủ, phản động, với chủ nghĩa hình thức sơ lược, dung tục, tầm thường, cầu kỳ bí hiểm. Tính nhân dân luôn gắn với những truyền thống tốt đẹp và cao thượng như chủ nghĩa yêu nước,chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủvà xã hội chủ nghĩa, gắn với truyền thống nghệ thuật ưu tú.
Nói một cách tổng quát tính nhân dân là tổng hòa những đặc trưng làm nên sức sống kỳ diệu và bất diệt của nghệ thuật.
3. Tiêu chuẩn tính nhân dân trong tác phẩm văn chương.
TOP
a. Nội dung tư tưởng
- Trước hết, một tác phẩm có tính nhân dân là một tác phẩm đề cập đến những hiện tượng, những tính cách,
những vấn đề xã hội quan trọng có ý nghĩa đối với nhân dân (phạm vi vấn đề phản ánh).
Ðề tài có liên hệ đến tính nhân dân trong chừng mực nhất định. Vì, có những tác phẩm không trực tiếp phản ánh đời sống nhân dân nhưng vẫn có tính nhân dân và ngược lại.
Ví dụ: truyện nôm khuyết danh có tính nhân dân do trực tiếp miêu tả nhân dân, nhưng có loại tuy nói khá nhiều về nhân dân nhưng không có nhân dân (Lục xì…) .
Trong khi đó, có loại tác phẩm đề cập đến những người lớp trên, ít hoặc không trực tiếp nói đến nhân dân vẫn có tính nhân dân sâu sắc. Vì nó có nhận thức, một thái độ đúng đắn giữa đúng sai, nhân đạo và phản nhân đạo … (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Hoàng Lê nhất thống chí)
Nhân tố cơ bản quyết định tính nhân dân của một tác phẩm văn chương không nhất thiết phải là đề tài về đời sống nhân dân mà chủ yếu là ở chỗ nó đề cập đến những vấn đề xã hội có ý nghĩa đối với nhân dân.
- Cuộc sống hiện thực được miêu tả phản ánh theo quan điểm của nhân dân, dưới ánh sáng của những lí
tưởng tiến bộ của thời đại (phương hướng và cách giải quyết vấn đề).
Chủ đề tư tưởng là vấn đề sống còn của tính nhân dân một tác phẩm.
Vấn đề được đưa ra trong tác phẩm phải được lí giải, giải quyết phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.
Truyện Kiều, số phận con người bé nhỏ trong xã hội được ca ngợi, trân trọng- thể hiện được ước muốn đạp đổ bất công.
Hịch tướng sĩ, Lập trường quan điểm tác giả là lập trường quan điểm thời đại.
Chinh phụ ngâm, là tiếng kêu oán ghét chiến tranh phi nghĩa dày xéo lên hạnh phúc nhân dân.
Về mặt nội dung, xét tính nhân dân của văn học không phải xét ở đề tài là chủ yếu , mà yếu tố cơ bản quyết định là ở chỗ chủ đề tư tưởng, ở những vấn đề xã hội đối với nhân dân, ở cách nêu lên và cách giải quyết vấn đề phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân dưới ánh sáng của nhân sinh quan lành mạnh, lí tưởng tiên tiến của thời đại.
b. Hình thức nghệ thuật
Tiêu chuẩn quan trọng về nghệ thuật là tính dân chủ của nghệ thuật biểu hiện. Nghệ thuật "phải được quần chúng hiểu và ưa thích" (Lênin) Vì nghệ thuật là sự đồng cảm. Tố Hữu: "Thơ là điệu nhạc của tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu". Gorky: "Do sự hòa hợp, sự trùng lặp giữa kinh nghiệm nhà văn và kinh nghiệm của độc
giả mà nảy sinh chân lí nghệ thuật".
Quan niệm này đối lập với loại quan niệm nghệ thuật chỉ để dành cho một số người có chọn lọc, được ưu đãi về mặt trí thức của J. Ortega Y Gasset.
Nghệ thuật có tính nhân dân là nghệ thuật vừa sâu sắc,trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Biélinski viết: "Tác phẩm có tính nhân dân dù nội dung lớn lao trọng yếu thế nào đối với mọi người vẫn dễ hiểu". J.danov nói: "Không phải
hễ cứ dễ hiểu là thành thiên tài nhưng đã là tác phẩm thiên tài thì nhất định phải dễ hiểu, càng thiên tài bao nhiêu thì càng làm cho quần chúng nhân dân đông đảo dễ hiểu bấy nhiêu".
Nghệ thuật có tính nhân dân còn là nghệ thuật giản dị dễ hiểu nhưng phải sâu sắc và điêu luyện, không vì giản dị mà hạ thấp nghệ thuật. Hơn nữa giản dị là biểu hiện của nghệ thuật, "đẹp là ở cái giản dị" (Gorky).
Tóm lại: Tính dân chủ là đặc trưng của nghệ thuật có tính nhân dân, nghệ thuật đó phải có sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt: giản dị và tinh vi, điêu luyện. Những tác phẩm nghệ thuật như thế chẳng những thỏa mãn nhu cầu hiện tại về mặt thẩm mĩ mà còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao của thế hệ sau. Nó tạo nên tính vĩnh cửu trong nghệ thuật.