I. ÐẶC TRƯNG CỦA ÐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỦA VĂN NGHỆ
d. Lí trí và tình cảm
Cùng với khoa học, nghệ thuật có nhiệm vụ giúp con người nhận thức về thế giới, về con người và đời sống. Các hình tượng nghệ thuật, vì vậy tác động vào lí trí con người. Qua hình tượng, nhà văn bày tỏ quan điểm, quan niệm và lí giải những vấn đề đời sống. Bất kỳ một hình tượng nghệ thuật nào cũng chứa đựng trong đó những nhận thức của người sáng tác. Qua hình tượng nghệ thuật, bạn đọc tiếp nhận được những vấn đề về đời sống, lí trí bạn đọc bao giờ cũng được soi sáng, nhận thức của bạn đọc bao giờ cũng được mở rộng, nâng cao.
Nhưng nếu như khái niệm khoa học là kết quả của lí trí thì hình tượng nghệ thuật lại có sự thống nhất của hai yếu tố : lí trí và tình cảm. K. Marx viết : Con người khẳng định mình trong thế giới vật thể không chỉ bằng tư duy mà còn bằng tất cả cảm xúc. Ðiều này được bộc lộ đặc biệt rõ ràng trong nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật vừa thức tĩnh lí trí lại vừa rung động trái tim. Hai mặt thức tĩnh và rung động này của nghệ thuật hòa quyện vào nhau. Từ rung động mà thức tĩnh càng thức tĩnh càng rung động hơn. Giá trị thức tĩnh của hình tượng nghệ thuật to lớn bao nhiêu là do sức rung động Mácnh liệt bấy nhiêu. Ðối với nghệ thuật, không thể nói giá trị nhận thức to lớn mà lại không gắn liền với một tình cảm mạnh mẽ được. Thậm chí giá trị nhận thức của nghệ thuật chỉ có thể có được khi nghệ thuật đó tác động vào tình cảm con người.
Tình cảm đối với nghệ thuật là quy luật. Ðồng chí Lê Duẫn đã khẳng định : thường thường triết học giải quyết vấn đề lí trí, nghệ thuật xây dựng tình cảm và nói đến nghệ thuật là nói đến quy luật riêng của tình cảm.
Do vậy, hình tượng bao giờ cũng là kết quả của tình cảm chín muồi của nhà văn trước những vấn đề đời sống. Nguyên nhân thành công của Truyện Kiều về cơ bản chính là sự đau đớn của tác giả đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội vạn ác. Phải có một tình cảm cháy bỏng "Lệ chảy quanh thân Kiều" như Nguyễn Du mới có tuyệt tác Truyện Kiều. Tâm sự về thơ, Tố Hữu khẳng định: "Thơ là từ trái tim đi rồi về trái tim". Nhà văn phải có tình cảm với cuộc sống, rồi những "hình bóng" của đời sống - hình tượng do nhà văn tạo nên thấm đượm tình cảm và tình cảm đó lây lan qua bạn đọc.
Nếu như tình cảm có thể là nguyên nhân sâu sa của sự ra đời một công thức khoa học, nhưng bản thân nó không gắn liền trực tiếp với tình cảm của người sáng tạo ra nó, thì, ở hình tượng nghệ thuật tình cảm không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả. Quá trình xây dựng hình tượng cũng như quá trình hình thành khái niệm khoa học là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Song điểm khác biệt của tư duy trừu tượng là trên mọi giai đoạn của tư tưởng đều gắn liền với cảm xúc. Tư tưởng không tách khỏi hình tượng và được thể hiện trong hình tượng đầy cảm xúc, nên hình tượng, không chỉ hướng va lí trí mà còn hướng vào cảm xúc chúng ta.
Chính ở đây ta hiểu thêm lí do tại sao hình tượng nghệ thuật lại mang tính cá biệt, cụ thể cảm tính. Tình cảm con người nảy sinh do chỗ tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể sinh động, riêng lẻ của thế giới bên ngoài. Nhà văn muốn truyền đạt tới bạn đọc tư tưởng và tình cảm của mình thì không thể không làm cho tư tưởng tình cảm đó có hình hài xương thịt của đời sống, không thể không làm cho tư tưởng hình tượng của mình có một dạng thái của đời sống - một "tự nhiên thứ 2" trong một chất liệu nhất định của đời sống. Tính sinh động của hình tượng là yêu cầu đối với nghệ sĩ, là bản chất của hình tượng. Lénine viết:
"nắm lấy cái sinh động - chính là sức mạnh của nghệ sĩ".
đ. Tạo hình và biểu hiện
Xét về mặt quá trình vận động của tư duy thì quá trình vận động của tư duy logic là đi từ những hình tượng cá biệt riêng rẽ để rút ra cái chung cái quy luật. Trong quá trình này người ta tiến hành gạt bỏ những cái ngẫu nhiên để đi đến cái chung. Nhưng trong cái chung khi đã được rút ra thì tách hẳn khỏi cái riêng. Còn ở tư duy nghệ thuật cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cụ thể thống nhất ngay từ đầu và cái chung, cái khái quát được biểu hiện qua cái riêng, cái cụ thể. Nếu như yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời lạ với tư duy khoa học, thì nó lại có chỗ đứng trong tư duy nghệ thuật. Quá trình phát hiện bản chất của sự vật và quá trình lựa chọn, sáng tạo những chi tiết cụ thể gợi cảm bộc lộ bản chất sự vật kết hợp hữu cơ với nhau. Nhà văn, nhà nghệ sĩ luôn luôn nghiền ngẫm, nhìn nhận và thể hiện đối tượng trong dạng thái tổng hợp sinh động, họ không một phú rời bỏ cái cụ thể, cá biệt. Nhà nghệ thuật âm nhạc vĩ đại Tchaikovski nói :
"Tôi không bao giờ sáng tác một cách trừu tượng, nghĩa là bao giờ tư tưởng âm nhạc cũng hiện ra trong tôi
dưới một hình thức bề ngoài thích ứng với nó. Như vậy, tôi phát hiện ra tư tưởng âm nhạc cùng một lúc với sự phối khí".
Từ cơ sở tư duy này mà hình tượng nghệ thuật có thuộc tính tạo hình. Các hình tượng nghệ thuật … là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhưng không vô hình mà tồn tại một cách cụ thể, cảm tính trong một chất liệu vật chất nhất định. Ðứa con tinh thần của nghệ sĩ luôn luôn có hình hài cụ thể, tồn tại trong không gian, thời gian và trong những mối quan hệ nhất định. Người ta chỉ có thể hiểu được phần hồn đứa con của nghệ sĩ thông qua phần xác của nó. Do đó, phần xác của hình tượng không phải là một thứ áo khoác ngoài, một loại nước sơn mà nó thực sự là một hình thức tồn tại một cách cụ thể vật chất của hình tượng. Không có nó thì không có hình tượng. Tính tạo hình của hình tượng đã khiến cho người thưởng thức nó luôn luôn có cảm giác là đấy không phải là tư tưởng mà là cuộc sống thực. Tính tạo hình của hình tượng không chỉ bao hàm việc tái tạo không gian hay ngoại hình của đối tượng mà điều quan trọng là tạo dựng cả thời gian, cả những mối quan hệ, cả nội tâm - những cái không thể sờ thấy, nhìn thấy. Nguyễn Du viết :
Ðầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Thì ta không chỉ nhìn thấy hoa lựu đỏ như lửa ở đầu tường (màu sắc, không gian) mà ta còn thấy được cả sự vận động của nó trong thời gian : đang nở - lập lòe đâm bông. Ta biết hoa lựu nở qua động từ "đâm" nhưng ta thấy hoa lựu nở qua từ 'lập lòe" . Tính tạo hình làm cho hình tượng tương đồng với đối tượng nhưng hình tượng không phải là sự lập lại, bắt chước đơn giản hay sự thống kê, liệt kê. Nhà văn chọn lọc những chi tiết có ý nghĩa nhất để tạo dựng hình tượng. Cho nên, hình tượng nghệ thuật nhiều khi là "những nét chấm phá" nhưng từ một giọt nước mà thấy biển cả, từ một cây mà thấy cả rừng. Như vậy, tạo hình là một đòi hỏi tất yếu nhưng lại không phải là mục đích cuối cùng. Qua tạo hình mà biểu hiện. Thông qua tạo hình mà hình tượng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất, cái vô hình. Mọi chi tiết tạo hình chỉ có ý nghĩa khi nó là sự nén chặt năng lượng. Biểu hiện là phẩm chất tất yếu của tạo hình. Biểu hiện làm cho hình tượng mang tính đa nghĩa, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian, vừa gợi tình huống, tính cách và thái độ của tác giả, và cũng vì vậy, trong hình tượng nghệ thuật mọi chi tiết có ý nghĩa và chức năng của chúng. Không có chi tiết thừa.
Sự thống nhất giữa tính cá biệt, cảm tính cụ thể với tính khái quát là một đặc điểm hết sức quan trọng của văn chương. Vì nghệ thuật yêu cầu nhận thức quy luật của đời sống bằng hình tượng. Bản chất của cuộc sống trong nghệ thuật được thể hiện dưới dạng thức của chính đời sống. Tuy nói hiện tượng phong phú hơn quy luật song không phải ở đâu và bao giờ mọi hiện tượng của đời sống đều mang trong mình nó tính quy luật cả. Hơn nữa không phải bản thân nhưng hiện tượng mang trong mình nó tính quy luật đều trôi hơn, đều dễ thấy và đều thường xảy ra. Mặt khác, nhà văn là người đón đầu thời đại, tác phẩm văn chương không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc sống một cách thụ động mà còn phải hướng đạo cuộc sống. Cuộc sống trong tác phẩm vừa là cuộc sống diễn ra ngoài đời, đồng thời phải là cuộc sống tất phải diễn ra và cần thiết phải diễn ra nhưng chưa diễn ra. Tình hình mâu thuẫn này đặt ra cho nhà văn một nhiệm vinh quang là "hợp lí hóa" sự mâu thuẫn đó. Nhà văn bằng vào kinh nghiệm cuộc sống, bằng vào tài năng và trí tuệ của mình tiến hành công việc : so sánh đối chiếu, khám phá, phát hiện để tìm thấy các hiện tượng chứa nhiều yếu tố quy luật, vứt bỏ, gạt ra ngoài những yếu tố ngẫu nhiên; chọn lấy yếu tố bản chất nhất, quan trọng nhất, trên cơ sở đó bằng vào trí tưởng tượng nhà văn tạo nên những sự kiện, những hiện tượng, những con người thật sinh động, cụ thể nhưng mang trong mình nó đầy đủ tính quy luật. Công việc này trong nghệ thuật gọi là hư cấu. Hư cấu nghệ thuật chính là quá trình tập hợp, lựa chọn, sắp xếp tài liệu từ nhiều hiện tượng khác nhau, trên cơ sở đó thông qua trí tưởng tượng nhà văn sáng tạo ra một hiện tượng cá biệt mới, hiện tượng này thể hiện được bản chất đời sống một cách sinh động, trong sáng và tập trung.
Có thể gọi quá trình xây dựng một tác phẩm văn chương là quá trình hư cấu nghệ thuật. Ðiều này càng khẳng định thêm rằng tác phẩm nghệ thuật không phải là sự đơn thuần chụp ảnh máy móc cuộc sống hay kiểu "thấy gì ghi nấy" tùy tiện được. Tình hình này đặt ra một vấn đề, một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được, đồng thời là một yêu cầu thể hiện tài năng nhà văn đó là trí tưởng - sáng tạo. Trên cơ sở tài liệu đã được lựa chọn, bằng vào trí tưởng tượng - sáng tạo, nhà văn xây dựng nên những sự kiện nghệ thuật đó là có sự dung hòa, xuyên thắm giữa cái cá biệt và cái khái quát, giữa cái hiện tượng và bản chất, giữa yếu tố và hệ thống, giữa chung và riêng …
Cho nên, sự kiện nghệ thuật là sự kiện cuộc sống được chỉnh lí lại, nó cô đọng hơn, điển hình hơn trong cuộc sống, bằng vào nó mà người đọc nhận thức cuộc sống nhanh hơn, nhạy hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn.
Gorki đã định nghĩa quá trình hư cấu như sau : "Hư cấu là kết thúc quá trình nghiên cứu, lựa chọn tài liệu, làm cho tài liệu ấy thành một điển hình xã hội sinh động, có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực."
L. Tolstoi kể lại việc sáng tác của mình, một công việc khó khăn phức tạp, đầy suy ngẫm trong quá trình hư cấu :
Tôi chán và chẳng viết gì cả, tôi làm việc rất khổ não. Anh không thể hình dung được là tôi đã gian nan như thế nào trong bước đầu cày sâu, trên cánh đồng mà trên đó tôi buộc lòng phải gieo. Cân nhắc rồi suy đi nghĩ lại Máci tất cả những điều có thể xảy ra với những nhân vật trong tác phẩm tương lai. Tác phẩm lớn lắm, suy nghĩ, cân nhắc có đến hàng triệu điều có thể kết hợp được, để chọn lấy trong số đó một phần triệu thôi - thật là khó khăn vất vả một cách kinh khủng.
Tưởng tượng trong quá trình hư cấu phải đến mức dường như chính mình là nhân vật vậy. Balzac tưởng tượng đến mức:
Cảm thấy trên lưng mình có những quần áo rách nát, còn dưới chân thì có những giày dép há mõm, thủng lỗ
của những con người nghèo đói mà tác giả đang viết về họ.
Flaubert lại hóa thân vào nhân vật để sáng tạo:
Thật là một điều kỳ diệu, viết không phải là sống thu hẹp lại trong bản thân mình mà phải quay về với toàn
bộ cuộc sống mà mình nói đến. Chẳng hạn như năm nay tôi là đàn ông lại vừa là đàn bà, kiêm cả đôi trai gái yêu nhau cưởi ngựa dạo chơi trong rừng, giữa một buổi trưa mùa thu dưới lá vàng, gió heo may, vang rộn tiếng cười và ánh mặt trời đỏ tía, làm những đôi mắt say sưa vì yêu đương phải ngắm lại và cứ từng phút, từng giây tôi phải đặt mình vào địa vị vào những người mà tôi ác cảm, tôi phải cố gắng hết sức lắm mới hình dung nổi các nhân vật của mình và nói thay cho họ, khốn nỗi họ lại làm cho tôi ghê tởm một cách sâu sắc.
Nhờ vào tài năng hư cấu nghệ thuật mà người nghệ sĩ tạo ra được những hình tượng rõ ràng, xác thực, đầy sức hấp dẫn và thuyết phục.
Phạm Văn Ðồng nói : Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo lại thực tế xã hội.
Sóng Hồng viết :
Tôi tán thành phải sáng tạo trong thơ Ðừng nhai lại như voi ăn bã mía.
Tố Hữu viết : Cuộc sống muôn hình nghìn vẻ, nghệ thuật không thể lặp lại, nghệ thuật bao giờ cũng sáng
tạo.
Ông đặc biệt nhất mạnh yếu tố tưởng tượng trong văn chương đặc biệt là trong thơ : Thơ là nghệ thuật kỳ diệu nhất của trí tưởng tượng.
Tưởng tượng và sáng tạo là vô cùng quan trọng trong sáng tác nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng. Bởi vì nghệ thuật không chụp ảnh lại thực tại xã hội mà là sáng tạo lại thực tại xã hội. Nhưng cần lưu ý rằng tưởng tượng sáng tạo không phải là bịa đặt hoặc là vũ đoán hay ảo tưởng. Mà, những điều tưởng tượng ra phải hợp lí, hợp logich của đời sống, có gốc rễ trong đời sống. Muốn có điều này nhà văn phải hiểu nhiều biết rộng và bám sát lấy mảnh đất thực tế. Thoát ly thực tế mà tưởng tượng thì không thể tránh khỏi bịa đặt giả dối. Phản ánh luận Lénine cho thấy : ý thức phản ánh tồn tại. Vật chất quyết định ý thức. Cho nên sẽ không thể sáng tác được, không thể tưởng tượng ra điều gì hợp lí nếu không có thực tế, không bám vào thực tế. Những yêu cầu đi sâu, bám sát thực tế đối với nhà văn của với Ðảng ta có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Ði vào thực tế, cắm rễ sâu ở các cơ sở sản xuất, công tác, lao động, chiến đấu, tham gia tích cực vào hoạt động xã hội, chẳng những nhà văn trưởng thành về lập trường tưởng tượng mà có còn là nguyên nhân sâu sa : giúp nhà văn nâng cao tay nghề, tài năng và sáng tạo. Cái thực tế vĩ đại - hoạt động thực tiễn sản xuất và chiến đấu của nhân dân sẽ là bệ phóng cho trí tưởng tượng.
Tưởng tượng chắp cánh cho công việc hư cấu nghệ thuật và từ đó làm cho hình tượng văn chương xác thực hơn và gần cuộc sống hơn. Nhà văn có vốn hiểu nhiều biết rộng, vũ trang cho mình thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng là cơ sở chắc chắn để cho trí tưởng tượng mình bay bổng nhưng lại không vượt ra ngoài quỹ đạo của đời sống cũng như quy luật và quy tắc phản ánh của nghệ thuật. Có sự hiểu nhiều biết rộng, có nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn thì cuộc sống nên có mà tác phẩm đặt ra theo giả định của nhà văn là có cơ sở thực tế và cơ sở khoa