1. Tính dân tộc và tính nhân dân
2. Tính dân tộc và tính giai cấp
Trong kho tàng văn chương nhân loại, ta thấy, mỗi dân tộc có một nền văn chương riêng, một truyền thống văn chương khác nhau, dễ dàng phân biệt văn chương dân tộc này với dân tộc khác. Cái làm nên sự phân biệt ấy chính là bản sắc dân tộc của văn chương. Nhưng đồng thời từ mỗi gương mặt đặc sắc, độc đáo của mình, văn chương các dân tộc đã tụ họp lại dưới mái nhà chung thế giới đã tạo ra khuôn mặt chung vừa đa dạng, vừa phong phú nhưng thống nhất của văn chương thế giới. Cái làm nên sự liên kết ấy lại là đặc tính quốc tế của văn chương. I. TÍNH DÂN TỘC LÀ GÌ, HAY XÁC ÐỊNH MỘT QUAN NIỆM ÐÚNG ÐẮN VỀ TÍNH DÂN TỘC.
1. Những quan niệm khác nhau về tính dân tộc.
Trong lịch sử mĩ học và lí luận nghệ thuật nhân loại, vấn đề tính dân tộc không phải mới xuất hiện. Tuy vậy, cho đến nay bản thân câu hỏi tính dân tộc là gì thì vẫn chưa có kiến giải đúng đắn thống nhất, nghĩa là có rất nhiều cách lí giải khác nhau, quan niệm không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau.
a. Quan niệm tuyệt đối hóa tính đặc thù dân tộc
Quan niệm này cho rằng những gì thật đặc biệt, riêng biệt chỉ có ở một dân tộc nào đó mới là tính dân tộc. Việc tuyệt đối hóa các đặc thù dân tộc sẽ dẫn đến sai lầm:
- Bảo thủ, làm nghèo nàn nghệ thuật dân tộc (không chịu tiếp thu cái hay, cái đẹp của dân tộc khác).
- Nhấn mạnh mặt hình thức biểu hiện (không thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm lẫn nhau của nội dung của hình thức trong nghệ thuật, xem nhẹ mặt nội dung của tính dân tộc).
- Không phân biệt được tốt xấu, đúng sai (vì cứ hễ là khác biệt). b. Quan niệm tính dân tộc là tính nông dân
Quan niệm này co rằng nghệ thuật do nông dân làm ra phục vụ cho nông dân thì nghệ thuật đó có tính dân tộc. Ở những nước nông nghiệp như nước ta, nhân dân, đại bộ phận là nông dân thì "vấn đề dân tộc, cốt tử là vấn đề dân cày" (Lê Duẫn). Nhưng xem tính dân tộc chỉ là vấn đề văn nghệ phục vụ dân cày thì sẽ phạm những khuyết điểm sau đây:
- Phiến diện (bởi vì trong một dân tộc không thể chỉ có nông dân; nền văn nghệ phục vụ cho chiến đấu, phục vụ công nhân thì sao?)
- Nhấn mạnh mặt đề tài (đề tài không tự nó làm nên nội dung chân chính của tác phẩm; vẫn có thể có những tác phẩm viết về nông dân nhưng không có tính dân tộc chân chính).
- Thiếu quan điểm phát triển (Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, giai cấp công nhân đã và đang là giai cấp làm chủ lịch sử thì sao?)
c. Quan niệm tính dân tộc là tính hiện thực
Quan niệm này xem tính dân tộc như là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật.
Nếu tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật thì phải chăng mọi tác phẩm không phân biệt khuynh hướng, chất lượng đều có tính dân tộc. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng nảy sinh trên một cơ sở hiện thực nhất định, tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật. Nhưng không thể nói bất kỳ tác phẩm nào cũng có tính dân tộc. Việc đánh đồng tính dân tộc và tính hiện thực dẫn đến sai lầm sau đây:
- Không phân biệt tính hiện thực và tính chân thực của nghệ thuật (Mọi tác phẩm đều phản ánh hiện thực, nhưng không phải mọi tác phẩm đều có giá trị như nhau).
- Không phân biệt chất lượng của tính dân tộc (một tác phẩm được xem là có tính dân tộc tức là đã bao hàm sự đánh giá, sự xác nhận về chất lượng, về giá trị).
- Nhấn mạnh mặt đề tài, mặt khách quan của nhận thức nghệ thuật (chất lượng giá trị của nghệ thuật là tùy thuộc vào nghệ sĩ, vào thủ thể nhận thực).
d. Quan niệm tính dân tộc là tính toàn dân tộc
Quan niệm này cho rằng những gì chung cho mọi giai cấp hoặc trên mọi giai cấp mới được xem là có tính dân tộc. Dân tộc là một cộng đồng người, nó bao gồm nhiều giai cấp. Nhưng tính dân tộc không thể và không phải là những gì chung cho mọi giai cấp, mọi người trên cùng một lãnh thổ. Khuynh hướng xem tính dân tộc là tính toàn dân tộc sẽ mắc phải sai lầm sau:
Tước bỏ nội dung giai cấp của vấn đề dân tộc.
a. Khái niệm "dân tộc"
Tính nhân dân là khái niệm phản ánh mối liên hệ giữa văn nghệ với nhân dân; Tính dân tộc sẽ là khái niệm phản ánh mối liên hệ giữa văn nghệ và dân tộc. Ðể xác định mối liên hệ đó, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem "dân tộc" là gì.
Khái niệm dân tộc được Stalin định nghĩa như sau: "Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành
trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế và trạng thái tâm lí biểu hiện trong một cộng đồng về văn hóa". Như vậy, tiêu biểu cho "dân tộc" là tính cộng đồng về những điều kiện sinh hoạt
vật chất, lãnh thổ, đời sống kinh tế, cộng đồng về ngôn ngữ, cấu tạo tâm lí. Cần phân biệt dân tộc với chủng tộc. Chủng tộc là tập đoàn người mang tính sinh vật, có những đặc điểm sinh vật bên ngoài: màu da, nét mặt, hình thể, màu tóc… Còn dân tộc là một phạm trù xã hội. Cũng cần phân biệt dân tộc với bộ lạc, bộ lạc là một phạm trù nhân chủng chỉ có trong chế độ cộng sản nguyên thủy, còn dân tộc là một phạm trù lịch sử do những người thuộc nhiều chủng tộc, bộ lạc họp nhau lại mà thành. Ở nhiều nước Âu - Mĩ , dân tộc sinh ra trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Cơ sở kinh tế để xuất hiện dân tộc ở các nước này là việc thủ tiêu tình trạng phân tán phong kiến chủ nghĩa, củng cố những mối liên hệ kinh tế giữa các khu vực riêng lẽ trong nước, thống nhất các thị trường địa phương thành thị trường toàn quốc. Ở những nước như nước ta, không phải quan con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng như thế không có nghĩa là nước ta không hình thành dân tộc, mà trái lại, thậm chí ở nước ta, dân tộc hình thành rất sớm. "Ở Việt Nam, dân tộc hình thành từ khi lập nước, chứ không phải khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt
Nam" (Lê Duẩn). Ðiều kiện để dân tộc Việt Nam hình thành sớm là do các bộ lạc cần liên kết nhau lại để chống
thiên tai, làm thủy lợi, để sản xuất lúa nước và để chống giặc ngoại xâm. b. Ðặc trưng về văn hóa dân tộc
Cộng đồng về văn hóa là linh hồn của dân tộc. Nó là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần,
những văn minh vật chất và văn minh tinh thần do cộng đồng người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử : tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và lao động, học vấn, khoa học, giáo dục, văn nghệ … Mỗi một dân tộc có một cộng đồng văn hóa riêng mang những đặc trưng hết sức độc đáo.
Nếu tính dân tộc của văn nghệ là khái niệm phản ánh mối liên hệ giữa văn nghệ với dân tộc thì đặc sắc đời sống văn hóa của dân tộc đã tạo ra bản sắc dân tộc cho văn nghệ.
3. Khái niệm về tính dân tộc của văn nghệ
TOP Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hóa những đặc sắc về nội dung và hình thức của sáng tác tạo nên gương mặt văn nghệ của dân tộc.
Tìm hiểu đặc điểm tính dân tộc cần lưu y ù những điểm sau đây:
a. Tính dân tộc là một phạm trù thẩm mĩ.
Những người phủ nhận hoặc coi nhẹ tính dân tộc của văn nghệ đã xem tính dân tộc chủ yếu là khái niệm chính trị, hoặc lẫn lộn tính dân tộc với tư cách làm một phạm trù xã hội, dân tộc học. Ở bình diện này, người ta không phân biệt sự tiêu cực hay tích cực, văn minh hay cổ sơ, miễn là những hiện tượng đặc thù có tính loại hình đặc trưng cho đời sống, phong tục tập quán khác biệt với các dân tộc khác. Hoặc có người tuy có nhìn nhận tính dân tộc như là lĩnh vực của nghệ thuật như nhấn mạnh một cách thiên lệch, xem vấn đề tính dân tộc của văn nghệ sĩ chỉ là vấn đề nội dung tư tưởng : "Vấn đề tính dân tộc chủ yếu là về tư tưởng tình cảm, nội dung của văn chương". Lại có nhìn nhận tính dân tộc của văn nghệ, chủ yếu là vấn đề hình thức: "Tính dân tộc thể hiện trước tiên ở ngôn ngữ, ngôn ngữ là một đặc trưng chủ yếu của tính dân tộc".
Thực ra, tính dân tộc của văn nghệ, phải được nhìn nhận như một phạm trù thẩm mĩ, phạm trù đó hòa quyện và xuyên thắm vào trong mọi yếu tố của văn chương từ nguồn gốc, đối tượng, nhiệm vụ, chức năng đến nội dung (cả ngôn ngữ, loại thể, thủ pháp, nghệ thuật …). Trong một tác phẩm tính dân tộc là tổng hòa những đặc điểm và nội dung và hình thức chứ không phải nằm ở một yếu tố nào.
Lâu nay, vẫn có tình trạng lấn cấn, lẫn lộn, nhập nhằng: hoặc cho rằng đại phàm, văn chương là dân tộc. Do đó, đã không lí giải nổi tính dân tộc của tác phẩm xấu và tác phẩm tốt. Hoặc, lại có ý kiến cho rằng những tác phẩm tốt mới là có tính dân tộc. Sự lẫn lộn, nhập nhằng đó là do không xem tính dân tộc như là một phạm trù thẩm mĩ. Thực ra, tính dân tộc là một phạm trù thẩm mĩ. Nó không chỉ là thuộc tính tất yếu của văn chương mà quan trọng là tiêu chuẩn đánh giá tư tưởng và nghệ thuật trong nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương. Do đó, tính dân tộc chủ yếu được nhìn nhận như một phạm trù giá trị. Nghĩa là khi nói đến tính dân tộc là nói đến phẩm chất, nói đến sự kết tinh những bản sắc độc đáo của một dân tộc.
Do đó, cần minh định hai bình diện sau đây của tính dân tộc :
- Bình diện thuộc tính: Ðứng ở góc độ tổng quát thì tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của văn chương. Nghĩa là "Văn chương nghệ thuật là dân tộc" (Phạm Văn Ðồng). Ðứng ở bình diện này thì bất kỳ tác phẩm văn chương nào cũng có tính dân tộc. Dù muốn hay không tác phẩm của bất kỳ nhà văn nào cũng mang đặc điểm dân tộc ở một mức độ nhất định. Bởi vì: văn chương phản ánh hiện thực, mà hiện thực nào cũng nằm trong một dạng thái dân tộc nhất định. Vì vì, tác phẩm văn chương là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Chủ thể nhận thức nào cũng sinh ra và lớn lên trong một môi trường dân tộc nhất định. Chẳng hạn, tác phẩm của những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam và các nhà văn tự lực văn đoàn đều có thuộc tính dân tộc. Mặc dù khác nhau về khuynh hướng tư tưởng nhưng họ cũng viết về một hiện thực, cũng dùng ngôn ngữ Việt Nam, cũng là người Việt Nam. Thuộc tính dân tộc của các hiện tượng đời sống của đối tượng, của ngôn ngữ, của tác giả … đã tạo nên thuộc tính dân tộc của sáng tác.
- Bình diện phẩm chất: Tác phẩm văn chương nào cũng có thuộc tính dân tộc. Nhưng không phải tác phẩm nào chất lượng tính dân tộc cũng giống nhau. Thường khi, chúng ta nói đến tác phẩm này đậm đà tính đấu tranh, tác phẩm nọ rất dân tộc, có nghĩa chúng ta đã đánh giá tác phẩm. Tức là chúng ta xác định giá trị của văn chương. Khái niệm tính dân tộc lúc này có nghĩa là tính dân tộc chân chính. Tác phẩm mang tính dân tộc chân chính là tác phẩm phản ánh sâu sắc, sinh động cuộc sống của nhân dân, dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng giai cấp tiến bộ, cách mạng của thời đại trong những hình thức và thủ pháp nghệ thuật độc đáo đặc sắc thấm nhuần đặc trưng văn hóa dân tộc, tính cách dân tộc, tâm hồn dân tộc.
b. Tính dân tộc là một phạm trù mang tính lịch sử
Tính dân tộc của văn nghệ là một phạm trù thẩm mĩ mang tính lịch sử. Nó gắn liền với những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Do đó, mà nó biến đổi không ngừng. Tính dân tộc không phải là một hệ thống khép kín những yếu tố nhất thành bất biến nào đó. Mà ngược lại, nó gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể và biến đổi, phát triển không ngừng. Do những điều kiện lịch sử - xã hội mà qua từng thời kỳ lịch sử tính dân tộc mang một nội dung không giống nhau.
"Mọi vật đều thay đổi … Ðời sống thay đổi và cùng với nó "vấn đề dân tộc" cũng thay đổi theo. Trong các
thời kỳ khác nhau thì có những giai cấp khác nhau xuất hiện trên vũ đài đấu tranh, và mỗi giai cấp đều hiểu "vấn đề dân tộc" theo quan điểm riêng của mình. Do đó, trong những thời kỳ khác nhau, "vấn đề dân tộc" phục vụ cho những lợi ích khác nhau, mang những sắc thái khác nhau tùy theo từng thời kỳ và tùy theo giai cấp đề xuất ra nó" (Stalin). Ta có thể thấy sự thay đổi đó qua một vì dụ sau đây. Lòng thủy chung là một truyền thống đạo lí của dân
tộc Việt Nam. Lòng thủy chung trước hết là thủy chung với Tổ quốc, với dân tộc. Tuy vậy, lòng thủy chung đó được các thời đại lịch sử hiểu qua chữ "trung" một cách khác nhau. Giai cấp phong kiến thống trị hiểu Trung là "trung quân, ái quốc". Nhưng Trung được hiểu theo nội dung trung một cách mù quán: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Ðối với thời đại chúng ta "Trung" là "trung với nước, hiếu với dân"