toán tại công ty kiểm toán và kế toán AAC
2.1. Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán các ước tính kế toán
Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ , sao cho mỗi phần tử đều có cơ hội được lựa chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được lựa chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể.
Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hay phi thống kê.
Lấy mẫu theo phương pháp thống kê là phương pháp lấy mẫu có hai đặc điểm sau: Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu và sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.
“Lấy mẫu phi thống kê” là phương pháp lấy mẫu không có một hoặc cả hai đặc điểm trên.
2.1.1. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu thuộc tính để đánh giá tính hiệu quả của quá trình kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Đầu tiên, chúng ta cần xác định thuộc tính và định nghĩa sai phạm đối với mỗi khoản mục ước tính kế toán
Khoản mục
STT các các thuộc
tính
Thuộc tính Định nghĩa sai phạm
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
1 Bảng kê dự phòng nợ phải thu khó đòi phải được sự phê duyệt của người có thẩm quyền trong đơn vị.
Bảng kê dự phòng nợ phải thu khó đòi không được phê duyệt hoặc được phê duyệt bởi người không có đủ thẩm quyền
2 Mỗi khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập phải có các tài liệu đi kèm làm cơ sở hợp lý cho việc lập dự phòng đó như hoá đơn bán hàng, biên bản xác định tuổi nợ của khoản phải thu.
Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập không có các tài liệu đi kèm hoặc là có nhưng không đầy đủ
Dự phòng giảm
giá hàng tồn kho 1 tồn kho khi nhập kho Với mỗi loại hàng phải có đầy đủ các chứng từ gốc đi kèm như phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng, chứng từ vận chuyển.
Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập không có chứng từ gốc đi kèm hoặc có nhưng không đầy đủ
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập phải có sự phê duyệt của người có thẩm quyền trong đơn vị
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được phê duyệt hoặc được phê duyệt bởi người không có đủ thẩm quyền
3 Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ước tính một cách chính xác dựa trên những cơ sở hợp lý
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập được tính toán sai
Khấu hao tài sản cố định
1 Tất cả các khoản trích khấu hao phải được sự phê duyệt của giám đốc hay người đứng đầu đơn vị.
Các khoản trích khấu hao không được phê duyệt bởi đúng người có thẩm quyền trong đơn vị
doanh nghiệp phải được quản lý trên một bộ hồ sơ riêng.
của doanh nghiệp không được quản lý trên một bộ hồ sơ riêng Chi phí trả trước 1 Việc phân bổ chi phí
trả trước (chủ yếu ở đây chỉ xét đến công cụ dụng cụ xuất dùng) phải được sự phê duyệt của giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị trước khi chuyển cho kế toán ghi sổ
Bảng tính và phân bổ chi phí trả trước không được phê duyệt
Tiếp theo, ta xác định tổng thể được chọn mẫu. Ví dụ với các khoản mục ước tính trên như sau:
Khoản mục Tổng thể
Dự phòng nợ phải thu khó đòi Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập ngày 31/12/N trên Bảng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập ngày 31/12/N trên Bảng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của đơn vị
Chi phí trả trước Các công cụ dụng cụ được phân bổ giá trị trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ
Ta xác định phương pháp lựa chọn các phần tử mẫu. Có các phương án lựa chọn các phần tử mẫu như sau:
Nếu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê thì phương pháp lựa chọn các phần tử mẫu là ngẫu nhiên.
Nếu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê thì phương pháp lựa chọn các phần tử mẫu là phi xác suất.
Ở đây, người viết ví dụ lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng Bảng số ngẫu nhiên. Người viết chỉ xin ví dụ về chọn mẫu thử nghiệm kiểm soát đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Tiếp theo ta xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu, đó là:
Rủi ro về độ tin cậy cao vào KSNB: Thường được xác định từ 5-10%. Ở đây, giả sử kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị dù được đánh giá là có hiệu quả nhưng vẫn còn một số nhược điểm, do đó khó có khả năng làm giảm mức rủi ro kiểm soát ban đầu. Vì vậy, rủi ro về độ tin cậy cao được lựa chọn là 10%.
Tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua: Do thuộc tính thứ nhất quan trọng hơn nên mức TDR được xác định cao hơn thuộc tính thứ hai. Thuộc tính thứ nhất được xác định mức TDR là 10% và thuộc tính thứ hai mức TDR được đánh giá là 15%.
Mức sai phạm kỳ vọng của tổng thể: Được xác định dựa trên kết quả của những năm trước theo xét đoán của kiểm toán viên. Mức EDR được xác định là 1% cho thuộc tính thứ nhất và 2% cho thuộc tính thứ hai. Ta sử dụng Bảng tra cỡ mẫu xác định được cỡ mẫu cho từng thuộc tính:
Thuộc tính 1: Cỡ mẫu là 38 đơn vị Thuộc tính 2: Cỡ mẫu là 25 đơn vị
Sau khi xác định được cỡ mẫu, ta lựa chọn các phần tử theo phương pháp sử dụng Bảng số ngẫu nhiên và tiến hành các thử nghiệm kiểm soát đối với các thuộc tính đã được nêu ra trên các phần tử được chọn. Ở đây, do các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa được đánh số thứ tự trước nên ta phải đánh số thứ tự trước khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên. Ta có thể sử dụng số thứ tự trong Bảng kê trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Giả sử sau khi kiểm tra các đơn vị trong mẫu được chọn, ta phát hiện được tổng cộng các sai lệch như sau:
Thuộc tính thứ nhất : 3 Thuộc tính thứ hai: 1
Sau đó, ta sử dụng các công thức thống kê để tính ra tỷ lệ sai phạm tối đa của tổng thể (AUDR) . Ở ví dụ này, AUDR được tính ra là 18,1 cho thuộc tính thứ nhất và 14,7 cho thuộc tính thứ hai. So sánh AUDR với TDR ta thấy ở thuộc tính thứ nhất, AUDR lớn hơn TDR. Còn ở thuộc tính thứ hai, AUDR nhỏ hơn TDR Như vậy mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ban đầu đối với thuộc tính thứ nhất là không phù hợp, cần điều chỉnh tăng rủi ro kiểm soát đối với thuộc tính thứ hai, và chỉ có 10% rủi ro mức sai phạm thực sự của tổng thể là lớn hơn 15%. Do đó, mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ban đầu là phù hợp. Kiểm toán viên cần đánh giá lại bản chất của các sai phạm là sai sót hay gian lận và ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính để quyết định hoặc gia tăng các thử nghiệm cơ bản đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi hoặc gia tăng cỡ mẫu nhằm giảm AUDR đối với thuộc tính thứ nhất.
Ngoài phương pháp chọn mẫu thống kê, kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, phụ thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên. Khi sử dụng phương pháp này, kiểm toán viên so sánh tỷ lệ sai phạm của mẫu với TDR.
Nếu tỷ lệ sai phạm của mẫu là khá nhỏ so với TDR, có thể kết luận: Mức rủi ro kiểm soát ban đầu có thể chấp nhận được.
Nếu tỷ lệ sai phạm của mẫu gần bằng so với TDR thì kết luận: Tỷ lệ sai phạm của tổng thể khó có thể nhỏ hơn TDR, kiểm toán viên áp dụng sự xét đoán để xác định khi nào cần giảm bớt sự tin cậy vào hệ thống kiếm soát nội bộ và gia tăng thử nghiệm cơ bản.
2.1.2. Chọn mẫu trong thử nghiệm cơ bản
Kiểm toán viên thường sử dụng kỹ thuật chọn mẫu biến đổi thống kê. Đây là kỹ thuật dùng để ước lượng giá trị của tổng thể. Kỹ thuật này bao gồm các phương pháp:
- Ước lượng trung bình đơn vị - Ước lượng tỷ số
- Ước lượng sai biệt