Minh họa thực tế tại công ty ABC

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN -CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN (Trang 25)

2. Thực tế về kiểm toán các ước tính kế toán được áp dụng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

2.2.2.Minh họa thực tế tại công ty ABC

Trên Bảng cân đối kế toán của công ty ABC, số dư khoản nợ phải thu như sau:

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm

Các khoản phải thu ngắn hạn 538.705,20 258.431,44

Phải thu của khách hàng 531.920,50 253.801,08

Trả trước cho người bán 5.843,98 0

Phải thu nội bộ ngắn hạn 0

Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp

đồng xây dựng 0 0

Các khoản phải thu khác 940,72 4.630,36

Dự phòng các khoản phải thu khó

đòi 0 0

Các khoản phải thu dài hạn 0,00

0,00

Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0

Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 0 0

Phải thu dài hạn nội bộ 0 0

Phải thu dài hạn khác 0 0

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 0 0

phòng nợ phải thu khó đòi và được biết đơn vị trích lập dự phòng dựa vào Bảng phân tích tuổi nợ của các con nợ. Chỉ những khoản nợ đã quá thời hạn mà con nợ chưa trả tiền hoặc con nợ có dấu hiệu không trả được nợ thì mới được lập dự phòng.

Công việc kiểm toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện cùng với việc kiểm tra nợ phải thu của dưn vị. Kiểm toán viên đã yêu cầu khách hàng cung cấp Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ cùng với xác nhận công nợ của chi tiết từng đối tượng. Trên Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ, đơn vị ghi rõ từng đối tượng với số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Trên Bảng xác nhận công nợ chi tiết từng đối tượng, thông thường đơn vị sẽ lập một bảng kê với số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sau đó, hai bên sẽ ký xác nhận về bảng kê đó. Kiểm toán viên sẽ đối chiếu số dư tổng cộng trên Bảng đối chiếu tổng hợp công nợ với sổ chi tiết công nợ. Kiểm toán viên nhìn vào Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ, xem xét xem đơn vị có theo dõi chi tiết theo từng đối tượng một cách rõ ràng không. Ví dụ như kiểm tra tên đối tượng công nợ có rõ ràng không. Đồng thời kiểm tra xem có khoản nợ nào là khoản nợ tồn tại từ đầu kỳ đến cuối kỳ, trong kỳ không có các nghiệp vụ phát sinh. Nếu có khoản nợ nào như vậy, kiểm toán viên sẽ hỏi lý do tại sao khoản nợ đó lại tồn tại lâu như vậy và kiểm tra xem đơn vị có lập dự phòng với khoản đó không. Kết quả cho việc kiểm tra này là kiểm toán viên nhận thấy các khoản nợ phải thu của đơn vị đều có chứng từ gốc hợp lý, các khoản nợ phải thu đều đang nằm trong thời hạn thanh toán.

Do khách hàng chủ yếu của đơn vị là công ty mẹ và các công ty khác trong tập đoàn nên số lượng khách hàng của đơn vị còn hạn chế. Vì vậy, kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ các khoản phải thu chứ không chọn mẫu. Các đối tượng đều thanh toán trong thời hạn thanh toán.

Giấy làm việc của kiểm toán viên như sau:

Tên khách hàng Công ty ABC Người lập: Ngày:

Tiêu đề: Đoan Thư 2/2/08

Khoản mục: 139 Người kiểm tra: Ngày:

Niên độ: 31/12/2007 TPL 2/2/08 Trang1/1

ĐK: 0

Nợ 0

0

CK 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản phải thu hiện còn ở đơn vị đều là các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán.

- Không có dấu hiệu nào chứng minh các khoản nợ phải thu của đơn vị là nợ khó đòi.

 Không cần thiết lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN -CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN (Trang 25)