VPHC trong lĩnh vực BVMT là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà n-ớc về BVMT mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính (khoản 2 Điều 1 Nghị định 81). Qua định nghĩa này, chúng ta thấy đ-ợc các dấu hiệu pháp lý cơ bản của VPHC trong lĩnh vực BVMT là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà n-ớc về BVMT, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và bị xử phạt hành chính.
- Cơ sở để áp dụng TNHC trong lĩnh vực BVMT là VPHC trong lĩnh vực BVMT (tức là phải xác định đ-ợc 4 yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực BVMT), thể hiện ở các dấu hiệu sau:
a) Mặt khách quan
Là hành vi vi phạm các quy định quản lý hành chính trong lĩnh vực BVMT, đ-ợc quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 81 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT nh- sau:
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT quy định trong Nghị định này bao gồm:
* Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết BVMT, báo cáo đánh giá tác động môi tr-ờng và các quy định khác về BVMT;
* Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi tr-ờng [19].
Thông th-ờng các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc thể hiện ở các dạng sau:
- Không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi tr-ờng nh- không nộp hoặc nộp không đúng thời hạn luật định báo cáo đánh giá tác động môi tr-ờng, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu ghi sai phiếu thẩm định hoặc giải pháp môi tr-ờng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu về phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi tr-ờng.
- Vi phạm các quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên nh- khai thác kinh doanh động thực vật quý hiếm, vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
- Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ thiết bị, chất thải, hóa chất độc hại liên quan đến BVMT.
- Vi phạm các quy định trong việc bảo quản các chất để gây ô nhiễm nh- vi phạm về phòng tránh sự cố môi tr-ờng trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tàng trữ, chế biến, vận chuyển dầu khí, vi phạm về bảo vệ chất phóng xạ...
- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng nh- vi phạm các quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải, vi phạm các quy định về tiếng ồn, độ rung.
- Vi phạm các quy định khác về khắc phục hậu quả sự cố môi tr-ờng.
Một điều cần l-u ý là các hành vi trên xét về mặt mức độ thì ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm môi tr-ờng đ-ợc quy định trong BLHS. Do vậy, các hành vi xâm phạm đến trật tự môi tr-ờng, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi đó "đã đ-ợc xử lý hành chính" hay ch-a hoặc nếu hành vi đó ch-a bị xử lý hành chính thì hậu quả do hành vi đó gây ra là "đặc biệt nghiêm trọng".
Mặt khách quan của một số các cấu thành VPHC trong lĩnh vực BVMT không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả thiệt hại của hành vi và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả đó. Ví dụ: hành vi vi phạm các quy định về thực hiện đúng đạt tiêu chuẩn môi tr-ờng, hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi tr-ờng bổ sung...
Tuy nhiên, đối với cấu thành pháp lý của một số VPHC trong lĩnh vực BVMT thì hậu quả thiệt hại lại là dấu hiệu bắt buộc, ví dụ nh- hành vi làm ô nhiễm n-ớc bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả là hành vi đó đã làm ô nhiễm môi tr-ờng n-ớc - tức là v-ợt quá tiêu chuẩn cho phép...
b) Mặt chủ quan
Là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà n-ớc trong lĩnh vực BVMT do cá nhân, tổ chức thực hiện d-ới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.
Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ ng-ời có hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT nhận thức đ-ợc tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi của mình nh-ng vẫn thực hiện, hoặc nhận thức đ-ợc nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nh-ng lại có ý xem th-ờng, để mặc cho hậu quả hành vi đó xảy ra, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.
Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ ng-ời VPHC trong lĩnh vực BVMT không biết hoặc không nhận thức đ-ợc hành vi của mình là trái pháp luật, mặc dù cần phải biết và nhận thức đ-ợc điều đó, hoặc nhận thức đ-ợc nh-ng cho rằng có thể ngăn ngừa đ-ợc hậu quả của hành vi trái pháp luật đó.
c) Mặt khách thể
Là các quan hệ xã hội đ-ợc các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực BVMT bảo vệ.
Bất kỳ hành vi trái pháp luật nào cũng đều xâm phạm tới quan hệ xã hội đ-ợc pháp luật bảo vệ, làm tổn hại, rối loạn, đe dọa sự phát triển bình th-ờng các quan hệ đó. Do vậy, VPHC trong lĩnh vực BVMT là hành vi
xâm phạm tới các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT đ-ợc các quy tắc quản lý hành chính nhà n-ớc bảo vệ. Khách thể của VPHC trong lĩnh vực BVMT là các quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại. Khách thể là yếu tố đặc biệt quan trọng ấn định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật.
Tính chất của khách thể (quan hệ xã hội) bị xâm hại là tiêu chí đầu tiên mà nhà n-ớc sử dụng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có nghĩa là để phân biệt VPHC trong lĩnh vực BVMT với tội phạm và các vi phạm khác trong xã hội...
Khách thể cụ thể của những VPHC trong lĩnh vực BVMT rất đa dạng. Đó có thể là môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học….
Nh- vậy, khách thể của VPHC trong lĩnh vực BVMT là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà n-ớc về BVMT đ-ợc bảo vệ bởi các quy phạm luật hành chính, bằng các biện pháp TNHC.
d) Chủ thể
Là các cá nhân, tổ chức có năng lực TNHC có hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT.
Chủ thể của VPHC trong lĩnh vực BVMT là ng-ời (cá nhân hoặc tổ chức) đã thực hiện hành vi VPHC - cá nhân hoặc tổ chức có năng lực TNHC.
Pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT quy định chỉ truy cứu TNHC đối với những cá nhân có năng lực hành vi pháp luật hành chính. Ng-ời có năng lực hành vi pháp luật hành chính là ng-ời có khả năng nhận thức đ-ợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả của hành vi, điều khiển đ-ợc hành vi đó. Những ng-ời hành động trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng và sự kiện bất ngờ, hoặc không có năng lực hành vi pháp luật hành chính thì không phải chịu TNHC - nghĩa là không bị xử phạt VPHC.
- Cá nhân:
+ Ng-ời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHC về mọi VPHC do mình gây ra.
+ Ng-ời từ đủ 14 tuổi đến d-ới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHC về VPHC do lỗi cố ý.
+ Ng-ời từ đủ 14 tuổi đến d-ới 16 tuổi VPHC thì bị phạt cảnh cáo.
+ Ng-ời từ đủ 16 tuổi đến d-ới 18 tuổi, VPHC thì có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật. Khi phạt tiền đối với họ thì ng-ời có thẩm quyền áp dụng mức phạt không quá 1/2 mức phạt đối với ng-ời thành niên. Nếu ng-ời ch-a thành niên không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc ng-ời giám hộ của ng-ời đó phải có trách nhiệm nộp phạt thay.
+ Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những ng-ời thuộc lực l-ợng công an nhân dân, VPHC thì bị xử lý nh- đối với công dân bình th-ờng. Trong tr-ờng hợp cần áp dụng hình thức phạt t-ớc quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích an ninh, quốc phòng thì ng-ời xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền xử lý theo điều lệ kỷ luật.
+ Cán bộ, công chức nhà n-ớc nói chung, những ng-ời có chức vụ nói riêng chịu TNHC đối với những VPHC liên quan đến việc thi hành công vụ nhà n-ớc, nghĩa là liên quan đến việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ đ-ợc giao. Nếu không liên quan tới việc thực hiện công vụ thì xử lý họ nh- đối với công dân bình th-ờng. ở đây có yếu tố liên quan tới hoạt động công vụ nên họ bị xử phạt nặng hơn. Cũng có tr-ờng hợp tuy không có yếu tố công vụ nh-ng cán bộ, công chức vi phạm vẫn bị xử phạt nặng hơn (chẳng hạn nh- hành vi cố tình gây mất vệ sinh công cộng hoặc hành vi cố tình làm lây lan dịch bệnh…).
- Tổ chức: Pháp luật quy định tổ chức cũng là chủ thể của VPHC. Các cơ quan nhà n-ớc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế nếu thực hiện VPHC thì
cũng bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị t-ớc quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, ph-ơng tiện đ-ợc sử dụng để vi phạm.
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, pháp luật hành chính quy định khi tổ chức bị xử phạt VPHC thì tổ chức đó phải tiến hành xác định ng-ời có lỗi trực tiếp gây ra vi phạm để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi th-ờng thiệt hại theo quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 54 PLXLVPHC năm 2002).
- Cá nhân, tổ chức n-ớc ngoài VPHC trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt VPHC, trừ tr-ờng hợp điều -ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
* Cơ sở pháp lý của xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT là PLXLVPHC năm 2002, Nghị định 81 năm 2006. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng quy định về những vấn đề có tính chất chung nhất trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT cũng nh- những vấn đề liên quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp, thủ tục, thẩm quyền về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT.
Tuy nhiên, do môi tr-ờng là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nh- đất, n-ớc, không khí... vì vậy, quản lý nhà n-ớc về BVMT đ-ợc tiến hành trên các lĩnh vực, các yếu tố đó. Theo đó trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về BVMT theo pháp luật hành chính cũng không bó hẹp, ở các hành vi đ-ợc quy định trong Nghị định 81 với t- cách là văn bản pháp luật có tính chất khái quát nhất mà dựa trên cơ sở các quy định của văn bản đó, nó còn đ-ợc triển khai trong nhiều văn bản pháp luật khác nh-: Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 51/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong an toàn và kiểm soát bức xạ; Nghị định số 31/2007/NĐ-CP ngày 02/03/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm; Nghị định số 149/2007/NĐ-CP
ngày 9/10/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (nay là Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009); Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực thú y...
Hệ thống các văn bản pháp luật nói trên là cơ sở để các cơ quan nhà n-ớc áp dụng hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT.
Xuất phát từ tính đa dạng và phong phú của hoạt động BVMT, VPHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc pháp luật quy định có đặc điểm rất rộng và đa dạng, bao gồm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về BVMT nói chung và từng thành phần môi tr-ờng nói riêng. Đặc điểm này biểu hiện rõ nét tại Nghị định 81 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT. Nghị định 81 quy định các hành vi VPHC đối với môi tr-ờng nói chung cũng nh- đối với từng thành phần, yếu tố môi tr-ờng nói riêng. Ví dụ nh- vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm, vi phạm về BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, vi phạm quy định về ô nhiễm đất, n-ớc...