- Thành phố Đà Nẵng
3.3.3. Bổ sung các biện pháp bảo đảm truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
Tăng c-ờng thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT cho cấp cơ sở đặc biệt là cấp huyện, xã để phát huy dân chủ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thống nhất trong hoạt động quản lý nhà n-ớc về BVMT.
Hoàn thiện các cơ quan thanh tra, cảnh sát môi tr-ờng và biên chế hợp lý các thanh tra viên ở cấp huyện, cấp xã… để công tác xử lý VPHC đ-ợc thuận lợi và nhanh chóng, kịp thời. Hiện nay theo quy định tại Điều 41 Nghị định 117 thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT đã đ-ợc giao cho lực l-ợng Công an nhân dân nh-ng để lực l-ợng này hoạt động có hiệu quả cần có những quy định chi tiết hơn nữa. Còn đối với lực l-ợng Thanh tra viên ở cấp huyện và xã vẫn ch-a đ-ợc pháp luật quy định.
Tăng c-ờng lực l-ợng Thanh tra viên chuyên ngành về BVMT ở cả trung -ơng và địa ph-ơng để đảm bảo hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT đ-ợc nhanh chóng, chính xác và kịp thời, góp phần giáo dục các chủ thể vi phạm tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật BVMT.
Nên giao thẩm quyền và trách nhiệm về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà n-ớc đối với những chủ thể có hành vi VPHC và việc truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT cần đ-ợc tiến hành th-ờng xuyên, đột xuất và định kỳ...
Chúng ta cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa những cơ quan có thẩm quyền trong việc truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT với các cơ quan nhà n-ớc khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà n-ớc trong công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật về BVMT.
3.3.3. Bổ sung các biện pháp bảo đảm truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
Chúng ta cần có cơ chế và biện pháp giám sát đối với các chủ thể sau khi xử phạt VPHC hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả… xem các chủ
thể đó có nghiêm túc chấp hành và thực hiện không. Nếu các chủ thể đó không thực hiện cần có các biện pháp, chế tài mạnh tay hơn nh- tạm đình chỉ, cấm hoạt động, buộc di dời hoặc quy định biện pháp phạt tiền cho các ngày vi phạm không thực hiện để hoạt động truy cứu TNHC có hiệu quả.
Để pháp luật về BVMT ở n-ớc ta thật sự phát huy hiệu quả trong đời sống thực tế, bên cạnh biện pháp xử phạt VPHC thiết nghĩ cần sử dụng công cụ kinh tế nh- một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BVMT của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đây là biện pháp đang đ-ợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và đã đem lại những kết quả khả quan. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc đã chỉ rõ: "áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi tr-ờng là giải pháp phù hợp bối cảnh kinh tế thị tr-ờng" [29]. Qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số n-ớc trên thế giới, Việt Nam có thể áp dụng một số công cụ kinh tế sau đây:
- Thuế môi tr-ờng và phí môi tr-ờng: là nguồn thu ngân sách nhà n-ớc do các tổ chức, cá nhân sử dụng môi tr-ờng đóng góp;
- Quỹ môi tr-ờng: là công cụ kinh tế đ-ợc sử dụng cho mục đích BVMT. Hiện ở Việt nam có thể chia thành ba loại quỹ: Quỹ môi tr-ờng quốc gia, quy môi tr-ờng địa ph-ơng và quỹ môi tr-ờng ngành. Nguồn thu các loại quỹ này có thể lấy từ số tiền xử phạt VPHC đối với các chủ thể vi phạm…
- Ký quỹ môi tr-ờng đ-ợc thực hiện bằng ph-ơng thức các chủ thể sử dụng môi tr-ờng đặt cọc một khoản tiền tại ngân hàng để bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác BVMT. Nếu thực hiện đúng cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ đ-ợc hoàn trả lại cho chủ thể đó;
- Nhãn sinh thái: là loại nhãn mác của sản phẩm cung cấp thông tin cho ng-ời tiêu dùng về sự thân thiện với môi tr-ờng của sản phẩm so với các sản phẩm khác, dịch vụ khác cùng loại.
- Xây dựng ngành công nghiệp năng l-ợng tái sinh để sử dụng các chất thải, vật liệu, phế thải của các ngành công nghiệp khác, vừa góp phần BVMT vừa tạo việc làm và thu nhập cho ng-ời lao động.
Nếu sử dụng tốt các biện pháp này, chúng ta sẽ tăng đ-ợc nguồn thu cho ngân sách nhà n-ớc để đầu t- trở lại môi tr-ờng, đồng thời công cụ kinh tế tự nó sẽ tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thân thiện với môi tr-ờng.