Giai đoạn thứ nhất, từ 1945 đến

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đ-ợc thành lập. Từ năm 1945 đến 1954, mục đích chính của chúng ta là

tăng c-ờng sản xuất, phục vụ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, cũng phải tăng c-ờng khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất. Những văn bản pháp luật trong thời kỳ này chỉ tập trung điều chỉnh việc khai thác, sử dụng tài nguyên. Vấn đề BVMT ch-a đ-ợc đặt ra.

Về nhận thức, chúng ta ch-a thấy rõ đ-ợc tầm quan trọng của môi tr-ờng với sự phát triển của đất n-ớc. Tài nguyên thiên nhiên nói riêng hay môi tr-ờng nói chung đều có ảnh h-ởng rất lớn đến cuộc sống của con ng-ời, nó tác động đến từng khía cạnh của cuộc sống, dù muốn hay không con ng-ời cũng không thể nằm ngoài thiên nhiên đ-ợc. Dù vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội phục vụ công cuộc cứu n-ớc đã dần dần xuất hiện những quan điểm BVMT trong các văn bản pháp luật ở một số lĩnh vực. Ngay từ đầu năm 1946, Bộ Nội vụ và Bộ Canh nông đã ban hành Thông t- liên bộ số 1303-CN/VP ngày 28/6/1946 quy định các biện pháp phạt đối với những hành vi khai thác, đốt phá rừng trái quy định. Sắc lệnh số 142/SL ngày 21/12/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định về kiểm soát, lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Sắc lệnh quy định các Tr-ởng liên hạt và Tr-ởng hạt lâm chính có t- cách ủy viên t- pháp công an xã, những ng-ời này có quyền bắt ng-ời vi phạm pháp luật và lập biên bản, góp phần bảo vệ rừng.

Trong lĩnh vực kiểm dịch động vật, các quy định về xử phạt VPHC nh- đối với hành vi quy định về phòng, chống dịch bệnh; không thi hành các biện pháp vệ sinh thú y đ-ợc quy định trong Điều 6 Nghị định 23/HĐBT ngày 10/8/1981 của Hội đồng Bộ tr-ởng ban hành điều lệ kiểm dịch động vật.

Khía cạnh BVMT trong thời kỳ sau này còn biểu hiện trong việc một số hành vi vi phạm pháp luật hành chính liên quan đến môi tr-ờng đ-ợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực khác. Nh- vậy, việc xử phạt những hành vi này chỉ nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội khác. Ví dụ, tại Nghị định số 141/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ tr-ởng về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh trật tự có quy định xử phạt

một số hành vi VPHC liên quan đến việc BVMT nh- hành vi gây ảnh h-ởng giữ gìn vệ sinh chung... Việc quy định xử phạt những hành vi này chỉ nhằm mục đích chính là bảo đảm an toàn trật tự, khía cạnh môi tr-ờng chỉ là thứ yếu.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tăng tr-ởng kinh tế và tăng dân số đòi hỏi sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đồng thời các chất thải trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ngày càng tăng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi tr-ờng không khí, môi tr-ờng đất, môi trường nước… làm cho môi tr-ờng ngày càng xấu đi. Cùng với lập kế hoạch quốc gia về BVMT và phát triển bền vững, các chính sách của Đảng về BVMT, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đã quy định nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân:

Cơ quan nhà n-ớc, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà n-ớc về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr-ờng.

Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi tr-ờng" [36, Điều 29].

Hiến pháp 1992 quy định những hành vi bị cấm "hủy hoại" hoặc làm "suy kiệt" môi tr-ờng. Tuy nhiên chúng ta ch-a có hệ thống chế tài áp dụng đối với những hành vi đó.

Nh- vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn này dù vấn đề BVMT đã đ-ợc xác định để phát triển song các văn bản pháp luật cũng mới chỉ có quy định chung về việc sử dụng hợp lý từng dạng tài nguyên thiên nhiên và BVMT hoặc trong một số lĩnh vực cụ thể, chứ ch-a có (trong thời kỳ đầu) hoặc có rất ít quy định buộc các cơ quan nhà n-ớc, tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ BVMT.

Mặt khác, những quy định cụ thể buộc các cơ quan nhà n-ớc, tổ chức và cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ BVMT còn phân tán, công tác này do nhiều ngành, bộ đảm nhiệm, ch-a đi vào chuyên môn hóa. Các tiêu chuẩn về môi tr-ờng - cơ sở pháp lý quan trọng để đánh giá mức độ môi tr-ờng bị ô

nhiễm, suy thoái, cạn kiệt cũng nh- công tác đánh giá tác động môi tr-ờng đối với các dự án, các dự báo ảnh h-ởng xấu đến môi tr-ờng cũng ch-a đ-ợc pháp luật quy định. Vì vậy, hệ quả tất yếu là việc xử phạt đối với các với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT hầu nh- ch-a đ-ợc chú ý tới.

Các quy định về BVMT hoặc liên quan đến vấn đề BVMT nói chung cũng nh- những quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về BVMT nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành đ-ợc ban hành (ch-a có một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất quy định về TNHC trong lĩnh vực BVMT) để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà n-ớc. Khía cạnh môi tr-ờng chỉ là thứ yếu, phái sinh trong các văn bản đó. Chính vì thế cách tiếp cận mang tính pháp luật về môi tr-ờng và xử phạt vi phạm về môi tr-ờng ch-a thể hiện đậm nét trong các quy định pháp luật ban hành ở giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)