- Thành phố Đà Nẵng
3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi tr-ờng
Hệ thống pháp luật về TNHC trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam cần đ-ợc hoàn thiện theo h-ớng cụ thể, rõ ràng hơn, nghiêm khắc hơn và có thể thi hành ngay mà không cần phải có quá nhiều văn bản h-ớng dẫn thi hành nh- hiện nay.
Tr-ớc tiên, theo tác giả, n-ớc ta nên xây dựng một văn bản xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT ở cấp độ văn bản luật, trên cơ sở thống nhất Nghị định 81 (nay là Nghị định 117) và các văn bản về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực nh- đất đai, n-ớc, môi tr-ờng, khoáng sản, quản lý bảo vệ rừng và lâm sản... vì những lý do sau:
- Lĩnh vực BVMT là một lĩnh vực đang trở thành nhức nhối đối với các quốc gia trên thế giới hiện nay. Tr-ớc tình trạng ngày càng có nhiều các cơ sở gây ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại cho môi tr-ờng đất, nước, không khí…, đa
dạng sinh học bị giảm sút… cộng với tác động do việc biến đổi khí hậu đang tác động từng giờ, từng ngày lên đời sống kinh tế - xã hội của đất n-ớc. Thiết nghĩ đã đến lúc văn bản điều chỉnh TNHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam cần sớm đ-ợc hoàn thiện và thống nhất.
- Việc hoàn thiện văn bản quy định TNHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam cũng là xu h-ớng phát triển tất yếu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cơ quan nhà n-ớc và cá nhân trong sự nghiệp phát triển bền vững. Hạn chế việc coi th-ờng pháp luật BVMT của rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong giai đoạn hiện nay.
- Khi chúng ta có hoàn thiện và thống nhất đ-ợc các văn bản về truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền truy cứu TNHC dễ dàng vận dụng trong thực tiễn, điều này góp phần vào công tác răn đe, giáo dục chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nghiêm túc thực hiện.
Hai là, chúng ta cần bổ sung trong văn bản pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể liên quan khi có những hành vi giúp sức, xúi giục hoặc tạo điều kiện để các chủ thể vi phạm pháp luật về BVMT. Thực tế việc xử lý những ng-ời liên quan này trong thời gian qua ch-a đ-ợc pháp luật quy định nên không ít những ng-ời đứng đầu các doanh nghiệp đã có hành vi tạo điều kiện để cho cấp d-ới của mình vi phạm pháp luật BVMT và khi bị phát hiện thì chỉ những ng-ời cấp d-ới phải chịu trách nhiệm còn họ không bị hình thức xử phạt nào. Đây là khoảng trống của pháp luật truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT.
Ba là, pháp luật về truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT thời gian tới cần phân định rõ trách nhiệm của tổ chức với trách nhiệm của các cá nhân và mức phạt của tổ chức bao giờ cũng phải cao hơn mức phạt của cá nhân. Điều này xuất phát từ nguyên tắc đ-ợc quy định tại khoản Điều 3 PLXLVPHC năm 2002, khoản Điều 3 Nghị định 81: nhiều ng-ời cùng thực hiện một hành vi
VPHC thì mỗi ng-ời vi phạm đều bị xử phạt và một ng-ời thực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Bởi lẽ cùng một hành vi vi phạm, nh-ng nếu hành vi đó đ-ợc thực hiện bởi một tổ chức thì tính chất cũng nh- mức độ nguy hại của hành vi đó th-ờng bao giờ cũng cao hơn so với hành vi đ-ợc thực hiện bởi một cá nhân. Bên cạnh đó bổ sung quy định này còn hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động xử phạt VPHC trong thời gian qua, các tổ chức bị xử phạt chiếm đa số trên 90%, cộng với việc vi phạm của tổ chức th-ờng gây hậu quả lớn hơn vi phạm của cá nhân nên việc phân định trách nhiệm xử phạt giữa tổ chức và cá nhân là xu h-ớng mà nhiều n-ớc trên thế giới đang áp dụng trong lĩnh vực BVMT. Làm đ-ợc điều này, chúng ta sẽ hạn chế các hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi tr-ờng đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong t-ơng lai.
Bốn là, pháp luật truy cứu TNHC trong lĩnh vực BVMT nên bổ sung quy định nếu các chủ thể VPHC không thực hiện việc nộp phạt hành chính hoặc không thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời thì sẽ bị áp dụng dụng các hình thức khác nh- tạm đình chỉ, cấm hoạt động, buộc di dời hoặc áp dụng biện pháp xử phạt tiền cho những ngày vi phạm không thực hiện đó nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể vi phạm, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT.
Năm là, chúng ta nên nghiên cứu áp dụng quy định truy cứu TNHC đối với các chủ thể vi phạm khi chỉ cần hành vi vi phạm mà không cần xác định hậu quả thiệt hại. Nếu quy định nh- vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những ng-ời có thẩm quyền áp dụng vì khi áp dụng quy định này, ng-ời có thẩm quyền không phải xác định hậu quả của hành vi vi phạm. Trên thực tế, để xác định dấu hiệu hậu quả của hành vi vi phạm th-ờng rất khó, nhất là trong lĩnh vực BVMT khi hậu quả đa số tr-ờng hợp vi phạm không xảy ra ngay trực tiếp. Mặt khác, chúng ta nên học tập t- t-ởng xuất phát từ quan điểm coi trọng hoạt động BVMT và đề cao việc bảo vệ lợi ích công cộng nên
theo quan điểm của các nhà lập pháp trên thế giới, chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện tính chất nguy hiểm của vi phạm về môi tr-ờng chứ không cần phải xác định hậu quả thiệt hại của hành vi.
Sáu là, nên xem xét sửa đổi quy định về mức phạt giữa những ng-ời có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT một cách hợp lý, tránh việc quy định mức xử phạt quá chênh lệch nh- hiện nay. Thẩm quyền xử phạt quy định cho thanh tra viên với mức phạt tối đa là 200.000 đồng, trong khi Chánh thanh tra sở có thẩm quyền phạt tới 20.000.000 đồng (gấp 100 lần) hoặc Chánh thanh tra Bộ (là cấp trên trực tiếp của thanh tra viên) lại có thẩm quyền phạt tới mức tối đa trong lĩnh vực BVMT 70.000.000 đồng, gấp 350 lần là rất chênh lệch, không phù hợp với cấp bậc quản lý và thực tiễn áp dụng theo quy định tại Nghị định 81. Tuy nhiên, khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 117 không thu nhỏ mức xử phạt giữa những ng-ời có thẩm quyền phạt trên mà trái lại còn mở rộng mức chênh lệnh phạt giữa họ, nh- thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã là 2.000.000 đồng, trong khi thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện là 30.000.000 đồng (gấp 15 lần). Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi tr-ờng tối đa là 500.000 đồng trong khi Chánh thanh tra sở có thẩm quyền phạt tới 30.000.000 đồng (gấp 60 lần) hoặc Chánh thanh tra Bộ (là cấp trên trực tiếp của thanh tra viên) lại có thẩm quyền phạt tới mức tối đa trong lĩnh vực BVMT 500.000.000 đồng (gấp 1000 lần) là rất chênh lệch. Hoặc chiến sĩ cảnh sát môi tr-ờng có thẩm quyền xử phạt tiền đến 200.000 đồng. Tr-ởng công an cấp huyện, Tr-ờng phòng cảnh sát môi tr-ờng cấp tỉnh phạt tiền đến 10.000.000 đồng (gấp 50 lần), thẩm quyền xử phạt của Cục tr-ởng Cục cảnh sát môi tr-ờng (là cấp trên của chiến sĩ cảnh sát môi tr-ờng) phạt tiền đến 500.000.000 đồng (gấp 2500 lần).
Bảy là, cần xem xét sửa đổi cho phù hợp giữa mức khởi điểm của các khung phạt VPHC với khung liền kề tiếp theo vì qua nghiên cứu Nghị định 81 và cả Nghị định 117, tác giả luận văn nhận thấy mức chênh lệch giữa các khung trên trong một khoản, điều luật là quá lớn và có khoảng trống không
quy định. Ví dụ tại khoản 2 và khoản 3 Nghị định 117 có mức phạt chênh lệch là 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hay tại khoản 1 với khoản 2 khoản 3 Điều 18... Nghị định 117.
Tám là, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt VPHC trong Luật Thanh tra, PLXLVPHC năm 2002 và Nghị định 117 theo h-ớng giảm rằng buộc về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra môi tr-ờng chủ động, linh hoạt. Đồng thời tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm về môi tr-ờng cho lực l-ợng thanh tra viên và hoạt động thanh tra, kiểm tra đ-ợc sử dụng các ph-ơng tiện kỹ thuật, hình ảnh để xử phạt.
Chín là, nên sửa đổi quy định về mức phạt tăng tính theo % (phần trăm) nh- quy định tại các khoản 5 Điều 10; khoản 7 Điều 11; khoản 3, 4, 5 Điều 14; khoản 4 Điều 16... Nghị định 117, ví dụ nh- cách tính tại khoản 5 điều 14 với mức phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức phạt tại khoản 5 Điều 16 (từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng) thì thử hỏi mức tăng này nên phạt bao nhiêu cho vừa. Giả sử nếu có phạt tăng thêm 40% của 400.000.000 đồng là mức thấp nhất thì số tiền phạt cũng lên đến 560.000.000 đồng trong khi Nghị định 117 quy định mức phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm chỉ đến 500.000.000 đồng. Cho nên theo tác giả cách tính nh- trên nhiều khi không chuẩn xác và không khoa học, khó hiểu không đúng với văn phong của văn bản quy phạm pháp luật. Cần sửa đổi theo h-ớng quy định mức phạt tăng từ 1 lần đến 2 lần hoặc từ 2 đến 3 lần mức phạt đã quy định nh- vậy sẽ dễ hiểu và dễ áp dụng hơn và cần quy định sao cho phù hợp để khi xử phạt mức phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm chỉ đến 500.000.000 đồng.
M-ời là, cần nghiên cứu sửa đổi quy định 33 hành vi vi phạm nh-ng lĩnh vực BVMT nh- Nghị định 117 (từ điều 7 đến điều 39). Bởi lẽ môi tr-ờng là một lĩnh vực rất rộng nên vô hình chung khi có những hành vi vi phạm mới xuất hiện mà pháp luật ch-a điều chỉ kịp thời, điều này sẽ gây khó khăn cho ng-ời có thẩm quyền áp dụng, xử lý.
M-ời một là, cần quy định đầy đủ hơn trách nhiệm phải khắc phục hậu quả xấu gây ra cho môi tr-ờng từ các hành vi xả thải các chất gây ô nhiễm vào môi tr-ờng, tiến tới quy định rõ nghĩa vụ lao động bắt buộc với các đối t-ợng có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.