ở Canada
Khác với pháp luật của các n-ớc trên, pháp luật về BVMT của Canađa phân biệt rất rõ giữa trách nhiệm pháp lý của cá nhân và của tổ chức khi vi phạm thì chế tài áp dụng cũng khác nhau, chế tài phạt tù quy định trong pháp luật hình sự không áp dụng đối với tổ chức mà chỉ áp dụng đối với cá nhân (giống pháp luật hình sự Việt Nam). Tuy nhiên, mức phạt tiền quy định trong pháp luật hình sự và pháp luật hành chính áp dụng đối với tổ chức cao hơn rất nhiều so với cá nhân.
Trong chế tài TNHC theo pháp luật của Canada ngoài hành vi xâm hại trực tiếp đến môi tr-ờng, với chủ thể có hành vi "có khả năng gây tác động tới môi tr-ờng" thì tr-ớc khi thực hiện hành vi này phải đ-ợc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu vi phạm quy định này thì chủ thể vi phạm sẽ bị phạt từ 300 đôla đến 5.000 đôla [35].
Để bảo đảm cho chế tài phạt tiền đ-ợc thi hành có hiệu quả, đạt đ-ợc mục đích trừng phạt, trong pháp luật về BVMT của Canađa còn quy định cho phép áp dụng các quy định của pháp luật thế nợ bằng động sản hoặc bất động sản. Theo đó, những chủ thể bị phạt tiền nếu không chấp hành thì tài sản thuộc sở hữu của ng-ời đó là động sản hoặc bất động sản có thể bị c-ỡng chế thi hành.
Chủ thể vi phạm bên cạnh việc phải chịu TNHC hoặc trách nhiệm hình sự hoặc cả hai trách nhiệm trên. Còn nghĩa vụ khắc phục hậu quả. Việc quyết
định buộc chủ thể vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục hậu quả là thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tòa án căn cứ vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế để buộc chủ thể vi phạm phải bỏ chi phí để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục lại trạng thái của sự thật nh- tr-ớc khi bị vi phạm. Quy định này t-ơng tự nh- quy định tại Điều 7 Luật môi tr-ờng Việt Nam 2005 khi xác định nguyên tắc, chủ thể gây tổn hại cho môi tr-ờng do hoạt động của mình phải chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại, nguyên tắc này bảo đảm rằng những thiệt hại của môi tr-ờng luôn đ-ợc khắc phục.
Cũng theo pháp luật Canada, khi có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT, ng-ời có thẩm quyền xử phạt vi phạm khi xử phạt chủ thể vi phạm còn phải xem xét xem trách nhiệm của những ng-ời có liên quan tới vi phạm đó. Cụ thể, những ng-ời thực hiện hành vi trợ giúp cho ng-ời khác vi phạm quy định của pháp luật hoặc khuyên bảo, khuyến khích, xúi giục ng-ời khác thực hiện hành vi nguy hại cho môi tr-ờng thì cũng coi nh- ng-ời đó vi phạm pháp luật về BVMT và phải chịu chế tài xử lý t-ơng ứng với hành vi vi phạm.
Nh- vậy, có thể thấy rằng trong pháp luật BVMT của Canada có quy định phân biệt rất rõ giữa trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bao giờ cũng cao hơn mức phạt tiền đối với cá nhân và chế tài xử phạt tiền là biện pháp xử phạt chính trong pháp luật BVMT. Điều này thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thành phần môi tr-ờng: các cá nhân, tổ chức khi sử dụng các thành phần môi tr-ờng phải có trách nhiệm đóng góp tài chính và khi có hành vi gây thiệt hại cho môi tr-ờng thì phải bồi th-ờng thiệt hại và việc pháp luật hạn chế việc áp dụng các hình phạt t-ớc quyền tự do, tăng c-ờng các hình thức xử phạt mang tính chất kinh tế, là phù hợp với xu thế pháp luật của nhiều n-ớc tiên tiến trên thế giới [50].
Qua việc nghiên cứu, so sánh pháp luật về BVMT ở các n-ớc, chúng ta thấy rằng: việc xác định trách nhiệm của chủ thể vi phạm là hành chính, hình
sự hoặc dân sự thì hình thức trách nhiệm áp dụng chính vẫn là biện pháp chế tài xử phạt tiền. Việc xác định trách nhiệm và chế tài xử lý là hành chính, hình sự hay dân sự th-ờng quy định ngay ở các văn bản pháp luật chuyên ngành, điều này làm cho việc xác định trách nhiệm của chủ thể vi phạm có độ chính xác cao, đòi hỏi nhà làm luật phải thận trọng hơn trong việc xác định trách nhiệm của chủ thể vi phạm, nhất là trách nhiệm hình sự. Mặt khác, với quy định nh- vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ng-ời áp dụng pháp luật trong những tr-ờng hợp, hành vi vi phạm cụ thể về pháp luật môi tr-ờng. Hơn thế nữa, cùng với sự thay đổi tính chất của các quan hệ xã hội, khi thay đổi một điều luật trong một văn bản luật chuyên ngành nhất là khi quy định trách nhiệm với một hành vi vi phạm mới sẽ không kéo theo sự thay đổi trong các văn bản luật khác. Điều này làm cho việc xử lý các hành vi vi phạm đ-ợc thực hiện ngay, kịp thời mà không cần chờ các văn bản h-ớng dẫn khác để thực hiện. Trong khi đó, ở pháp luật môi tr-ờng Việt Nam, nếu muốn quy định một hình thức trách nhiệm đối với một hành vi vi phạm mới kéo theo sự phải thay đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác có liên quan khác. Việc thay đổi, bổ sung các văn bản có liên quan th-ờng diễn ra chậm, làm cho việc xử lý hành vi vi phạm về BVMT th-ờng không kịp thời, nhiều khi bỏ lọt cả vi phạm mà đáng ra phải xử lý, gây khó khăn cho cả những ng-ời áp dụng pháp luật về BVMT.
Ch-ơng 2
Thực trạng vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi tr-ờng ở Việt nam hiện nay