Trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên

Một phần của tài liệu Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Trang 50)

Phương thức trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên được áp dụng thí điểm lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 1999 và đến năm 2003 đã có 4 Trung tâm áp dụng phương thức này. Địa điểm tiếp nhận đề nghị trợ giúp pháp lý là nhà riêng của cộng tác viên có treo bảng hiệu theo mẫu quy

hình để người dân biết và giám sát hoạt động của các cộng tác viên. Cộng tác viên nhận tiền bồi dưỡng trên cơ sở số vụ việc thực hiện được. Phương thức này đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ từ phía Trung tâm đối với hoạt động của cộng tác viên và ý thức tự giác, trung thực của cộng tác viên khi thực hiện nhiệm vụ.

Trợ giúp pháp lý tại nhà riêng có ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng dễ tiếp cận, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho đối tượng. Tuy nhiên, Trung tâm rất khó quản lý, giám sát nếu như cộng tác viên không tự giác, không trung thực (kê khai thời gian tư vấn pháp luật nhiều hơn thực tế, đối tượng mua quà khi đến gia đình cộng tác viên...). Đối tượng đến yêu cầu trợ giúp vào giờ nghỉ ngơi cũng gây phiền toái cho gia đình cộng tác viên. Số vụ việc được giải quyết theo phương thức này theo kết quả khảo sát năm 2003 là 1.232, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số vụ việc (0,98%).

Tóm lại, kết quả khảo sát về trợ giúp pháp lý tại cơ sở năm 2003 cho thấy, trợ giúp pháp lý lưu động đã giải quyết được tỷ lệ số vụ việc trợ giúp pháp lý cao nhất, 50,39% tổng số vụ việc. Hai phương thức có số lượng vụ việc giải quyết tương tự nhau 7,33% và 6,60% là trợ giúp pháp lý qua điện thoại, trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhóm các phương thức giải quyết được ít vụ việc hơn bao gồm: trợ giúp pháp lý thông qua Hộp thư trợ giúp pháp lý (2,74%), thông qua các tổ hòa giải (2,21%) và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (1,73%). Một tỷ lệ không đáng kể vụ việc (0,98%) được thực hiện qua phương thức trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên (xem Bảng 1).

Bảng 1: Tỷ lệ vụ việc được giải quyết theo các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở: Stt Phương thức trợ giúp pháp lý Số vụ việc Tỉ lệ (%) 1. Trợ giúp pháp lý lưu động 63.516 50,39% 2. Trợ giúp pháp lý qua điện thoại 9.237 7,33% 3. Trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông

tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình…)

8.319 6,60%

4. Trợ giúp pháp lý tại các Tổ, Chi nhánh, Điểm trợ giúp pháp lý

7.546 5,99%

5. Trợ giúp pháp lý thông qua Hộp thư trợ giúp pháp lý

3.452 2,74%

6 Trợ giúp pháp lý thông qua các tổ hòa giải 2.785 2,21% 7. Trợ giúp pháp lý thông qua Câu lạc bộ trợ giúp

pháp lý

2.186 1,73%

8. Trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên 1.232 0,98%

Tổng số 126.038 100%

Số liệu khảo sát còn cho thấy, 100% số Trung tâm sử dụng phương thức trợ giúp pháp lý lưu động; 51,61% đã thực hiện tư vấn pháp luật qua điện thoại. Một tỷ lệ đáng kể (43,55%) đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để trợ giúp pháp lý cho đối tượng. Số lượng Trung tâm thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các tổ hòa giải và Hộp thư trợ giúp pháp lý chưa nhiều

(24,19% và 16,12%); đã có 10 tỉnh có các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý được thành lập thí điểm ở một số xã (chiếm 15,62%). Ngoài ra, 4 tỉnh khác (6,25%) đã áp dụng phương thức trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên (xem Bảng 2).

Bảng 2: Trung tâm trợ giúp pháp lý áp dụng các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở: Stt Phương thức trợ giúp pháp lý Số Trung tâm áp dụng Tỉ lệ (%) 1. Trợ giúp pháp lý lưu động 64 100%

2. Trợ giúp pháp lý tại các Tổ, Chi nhánh, Điểm trợ giúp pháp lý

40 65,51%

3. Trợ giúp pháp lý qua điện thoại 32 51,61% 4. Trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông

tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình…)

27 43,55%

5 Trợ giúp pháp lý thông qua các tổ hòa giải 15 24,19% 6 Trợ giúp pháp lý thông qua Câu lạc bộ trợ giúp

pháp lý

10 15,62%

7. Trợ giúp pháp lý thông qua Hộp thư trợ giúp pháp lý

10 16,12%

8. Trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên 4 6,25%

9. Phương thức khác 17 27,42%

Như vậy, trong giai đoạn trước khi có Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở đã phong phú, đa dạng và đầy tính

sáng tạo, tính đặc thù, tính phù hợp với thực tiễn nhưng đều nhằm mục đích là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng tiếp cận, được trợ giúp kịp thời và có hiệu quả. Điều này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Ngành Tư pháp đối với công tác trợ giúp pháp lý là lấy đối tượng phục vụ là người nghèo và đối tượng chính sách làm trung tâm, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Ngành trong đời sống người dân cơ sở. Thực tế cho thấy, việc sử dụng đa dạng các phương thức trợ giúp pháp lý đã góp phần tăng đáng kể số người dân được hưởng trợ giúp pháp lý từ 101.329 người năm 2001 lên 147.219 người năm 2003, 166.037 người năm 2004 và 178.473 người năm 2006. Ngày càng nhiều người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được hưởng trợ giúp pháp lý nhờ những cố gắng của các Trung tâm trong việc đưa trợ giúp pháp lý đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)