Trợ giúp pháp lý thông qua tổ hoà giải cơ sở

Một phần của tài liệu Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Trang 47 - 48)

Phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở này được bảo đảm bằng mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý và tổ hòa giải cơ sở. Theo đó, tổ hoà giải giúp các Trung tâm truyền thông về trợ giúp pháp lý, khảo sát, nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý của từng người dân, từng địa bàn để xây dựng kế hoạch trợ giúp lưu động và tiến hành các phương thức trợ giúp phù hợp, hướng dẫn đối tượng trợ giúp pháp lý về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tổ hoà giải cũng hỗ trợ đắc lực cho Trung tâm tổ chức các đợt trợ giúp lưu động. Nhiều hoà giải viên là cộng tác viên của Trung tâm có thể tư vấn, hoà giải những vụ việc đơn giản hoặc lập hồ sơ, xác minh, thu thập chứng cứ chuyển lên Trung tâm hoặc các Chi nhánh giải quyết những vụ việc phức tạp. Một trong những điểm mạnh của phương thức này là người dân dễ tiếp cận với các hoà giải viên, không tốn kém tiền bạc và thời gian đi lại. Hoà giải viên sinh sống tại địa bàn, hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình của người đề nghị trợ giúp pháp lý nên việc trợ giúp thường đạt kết quả tốt.

Hoà giải là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý nên Trung tâm có điều kiện và năng lực tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải cho các cộng tác viên là hoà giải viên hoặc tập huấn dành riêng cho hoà giải viên. Trong nhiều vụ việc hoà giải, các chuyên viên, cộng tác viên của Trung tâm được tổ hoà giải mời tham gia như một “cố vấn tin cậy” giúp cho vụ hoà giải đạt kết quả tốt trên cơ sở kết hợp giữa “lý” và “tình”. Tính đến năm 2003, đã có 15 Trung tâm xây dựng được quan hệ phối hợp chặt chẽ với các tổ hòa giải, số vụ việc trợ giúp pháp lý mà các tổ hòa

giải thực hiện là 2.785 vụ, chiếm 2,21% tổng số vụ việc.

Tuy nhiên, việc tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý của các hòa giải viên gặp khó khăn là hầu hết các hòa giải viên đều chưa đủ về trình độ pháp luật để có thể làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định (theo kết quả khảo sát năm 2002, trên 70% số hòa giải viên chưa được đào tạo, tập huấn về pháp luật), các tổ hòa giải chưa được cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật mới. Trung tâm không có chức năng quản lý tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở, các hòa giải viên có nhu cầu lớn về cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng hoà giải nhưng Trung tâm chưa có kinh phí để đáp ứng được nhu cầu này. Một số Trung tâm được Dự án hỗ trợ đã tiến hành hoạt động này nhưng còn ở mức độ hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)