Trợ giúp pháp lý lưu động

Một phần của tài liệu Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Trang 41)

Trợ giúp pháp lý lưu động là phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở có hiệu quả được các Trung tâm trợ giúp pháp lý áp dụng rộng rãi trong toàn

quốc. Tuỳ thuộc vào nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của từng địa phương, trung bình mỗi Trung tâm tổ chức từ 2 đến 4 đợt/tháng. Có Trung tâm (như Hải Dương,...) đã tổ chức từ 50 - 65 đợt trợ giúp lưu động một năm ở tất cả các xã trong tỉnh.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể về cách thức tổ chức của hoạt động này nhưng thực tiễn triển khai thực hiện đã dần định hình được phương thức này. Thông thường, trợ giúp pháp lý lưu động được tổ chức ở xa Trung tâm, tại các xã, thôn, bản hoặc cụm dân cư vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc miền núi. Triển khai kế hoạch đi trợ giúp lưu động được xây dựng ngay từ đầu năm, Trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân, Ban Tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…) cấp xã để khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân trên địa bàn nhằm nắm bắt được các vướng mắc pháp luật, nghiên cứu trước một cách kỹ lưỡng các vấn đề cần trả lời cho người dân. Sau đó, thông qua chính quyền cơ sở thông báo cho những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý về buổi lưu động (chủ thể thực hiện, đối tượng tham dự, thời gian, địa điểm, nội dung...), bố trí hội trường của xã để đón tiếp. Ngoài cán bộ, chuyên viên trợ giúp pháp lý, hầu hết các Trung tâm đều mời các cộng tác viên đang công tác tại các Sở, ban, ngành hữu quan tham gia trợ giúp pháp lý lưu động để giải quyết các vướng mắc pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành đó. Một số Trung tâm khác ưu tiên sử dụng lực lượng cộng tác viên là luật sư trong các đợt lưu động.

Có hai cách trả lời chính đối với các vướng mắc pháp luật của người dân tại buổi trợ giúp lưu động. Sau khi kết thúc phần giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, địa chỉ liên hệ của Trung tâm, quyền được trợ giúp pháp lý của người dân, phát phiếu yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người đến dự, Trung tâm

pháp luật chuyên trách) và hướng dẫn người dân đến các bàn để được trợ giúp trên cơ sở nội dung phiếu yêu cầu của họ. Một số ít Trung tâm trả lời lần lượt từng câu hỏi pháp luật trên loa để cả hội trường cùng nghe. Cách làm này phù hợp trong trường hợp nhiều người dân đang có chung vướng mắc pháp luật (chẳng hạn về thu hồi đất giải phóng mặt bằng) nhưng nhược điểm là khiến nhiều người dân e ngại không muốn đưa ra câu hỏi vì họ không muốn người khác biết về những chuyện riêng tư của gia đình mình và nghĩa vụ của tổ chức trợ giúp pháp lý là phải bảo đảm bí mật của người được trợ giúp.

Thực tế cho thấy, trợ giúp pháp lý lưu động đã có tác động quan trọng đối với đời sống pháp luật của người dân và hoạt động công vụ của chính quyền địa phương.

Trước hết, trợ giúp pháp lý lưu động huy động được nguồn lực tại chỗ hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý và sự ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức nơi diễn ra buổi lưu động: Uỷ ban nhân dân, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp xã, cơ quan lao động, thương binh, xã hội, cơ quan địa chính, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,... Nếu có sự phối hợp tốt, các cơ quan, tổ chức này không chỉ giúp Trung tâm khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý để có cơ sở xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng mà còn tham gia tổ chức, tạo điều kiện về hội trường, bàn ghế, thông báo, triệu tập, đón tiếp đối tượng, tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, tạo diễn đàn đối thoại giữa chính quyền và người dân.

Thứ hai, trợ giúp lưu động thu hút được nhiều đối tượng tham gia cùng một lúc tại một địa điểm nên Trung tâm có điều kiện trả lời cho nhiều người hỏi trong thời gian tập trung. Nhiều người nghèo và đối tượng chính sách đã được giải tỏa các vướng mắc pháp luật một cách kịp thời. Vì vậy, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại cho người dân nhưng mang lại hiệu quả

cao trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhiều người (kể cả những người không có mặt tại nơi trợ giúp). Điều này có ý nghĩa hơn khi việc tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại những vùng có nhiều vướng mắc pháp luật đang là “điểm nóng”.

Thứ ba, các buổi trợ giúp lưu động thường được chuẩn bị chu đáo, (khảo sát, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nhân, vật lực...) do các chuyên viên và cộng tác viên của Trung tâm đã được lựa chọn kỹ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên có thể đáp ứng ngay các yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ở cơ sở.

Thứ tư, Trung tâm có điều kiện thông tin, giới thiệu về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của đối tượng trợ giúp pháp lý, góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và công dân về hoạt động này. Đồng thời, Trung tâm còn phổ biến, giới thiệu về các quy định pháp luật mới, nói chuyện pháp luật chuyên đề, phát tận tay người dân tờ gấp pháp luật, tài liệu pháp luật về các tình huống thường gặp trong cuộc sống, góp phần nâng cao trình độ và ý thức pháp luật để họ sống và làm việc theo pháp luật. Đây chính là "kênh" truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất về hoạt động của Trung tâm.

Thứ năm, trợ giúp lưu động tạo diễn đàn đối thoại dân chủ, cởi mở giữa chính quyền địa phương và người dân. Người dân được công khai bày tỏ những mong muốn, đề xuất, kiến nghị của mình với chính quyền thông qua chủ thể trung gian là Trung tâm. Trợ giúp lưu động giúp chính quyền địa phương đối diện trực tiếp với các vướng mắc pháp luật của người dân và có cam kết hành động để giải quyết các yêu cầu cụ thể của họ một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật, góp phần giảm bớt khiếu kiện, đẩy mạnh dân chủ ở cơ sở.

Do có những điểm lợi thế về tiếp cận đối tượng trợ giúp pháp lý nên hiệu quả đạt được của mô hình này khá cao. Theo kết quả khảo sát năm 2003, đã có 63.516 số vụ việc được thực hiện trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, chiếm 50,39% tổng số vụ việc, có địa phương tỷ lệ này là 70%, trong 10 năm (1997-2007), số vụ việc trợ giúp pháp lý lưu động là 652.035/1.057.533 vụ việc, chiếm 61,65%. Điều đó cũng cho thấy nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân là rất lớn nhưng nhiều người chưa tìm đến Trung tâm do họ không biết hoặc không có điều kiện đến với hoạt động này.

Mặc dù số lượng vụ việc được giải quyết trong các đợt lưu động chiếm tỷ lệ lớn nhưng phần lớn các vụ việc tư vấn pháp luật được giải quyết còn đơn giản hơn các vụ việc được thụ lý tại trụ sở Trung tâm. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi người thực hiện trợ giúp pháp lý phải nắm chắc các quy định pháp luật để có thể trả lời ngay cho đối tượng tại buổi lưu động. Đối với các vụ việc phức tạp không thể trả lời ngay, Trung tâm thụ lý mang về trụ sở để tiếp tục nghiên cứu, trả lời cho đối tượng bằng văn bản.

Qua khảo sát cho thấy, Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động:

- Do yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân rất phong phú, đa dạng, đôi khi phức tạp nên có trường hợp Trung tâm chưa đáp ứng được ngay mà sẽ thụ lý về trụ sở nghiên cứu và trả lời sau cho đối tượng do không có đủ thời gian và các điều kiện cần thiết để giải quyết tại chỗ.

- Để tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động cần phải có kinh phí, phương tiện đi lại, trang thiết bị. Vì vậy, đối với địa phương không có kinh phí hoặc kinh phí hạn chế, không có phương tiện (phải mượn xe ô tô của Sở Tư pháp hoặc thuê xe bên ngoài), trang thiết bị cần thiết thì việc tổ chức trợ giúp lưu động rất khó khăn. Phần lớn các Trung tâm tổ chức hoạt động này trên cơ sở

nguồn kinh phí Dự án nên có giai đoạn Dự án tạm dừng thì trợ giúp lưu động hầu như không thực hiện được. Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động chung của Trung tâm, đồng thời cũng phản ánh sự thiếu bền vững trong việc thực hiện phương thức này.

- Trong giai đoạn này, hầu hết các Trung tâm có biên chế từ 3 - 5 người nên rất khó có thể tham gia trợ giúp pháp lý lưu động dài ngày hoặc nhiều đợt do thiếu người làm việc và trợ giúp pháp lý tại trụ sở Trung tâm. Có một số Trung tâm bỏ trống trụ sở hoặc đã bố trí các cộng tác viên trực tại Trung tâm nhưng cũng không thể thay thế được công việc của các chuyên viên.

- Việc tiến hành trợ giúp lưu động phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ các cơ quan, ban, ngành ở cơ sở. Chính quyền cơ sở địa phương nào nhận thức đúng, quan tâm, tạo điều kiện và ủng hộ Trung tâm, mời đúng đối tượng, sẵn sàng đối thoại với đối tượng về những khiếu nại, thắc mắc của họ thì kết quả đạt được sẽ rất cao. Ngược lại, nơi nào chính quyền cơ sở do chưa có nhận thức đúng về hoạt động này nên chưa thiện chí hợp tác với Trung tâm hoặc có tư tưởng ngại không muốn những người dân đang có vướng mắc với mình tham dự buổi trợ giúp pháp lý lưu động (không đồng ý cho tổ chức lưu động hoặc mời không đúng đối tượng tham dự, chưa phối hợp chặt chẽ với Trung tâm để giải quyết các vướng mắc của người dân) thì rất khó tổ chức hoặc tổ chức chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

Để khắc phục khó khăn do kinh phí và nguồn lực con người có hạn, các Trung tâm đã lựa chọn những “điểm nóng”, có nhiều vướng mắc pháp luật để tiến hành trợ giúp pháp lý lưu động nhằm sử dụng kinh phí hiệu quả nhất. Một số Trung tâm đã có sáng kiến tập hợp, biên tập những tình huống mẫu trên cơ sở đã giải đáp, hướng dẫn ở các đợt lưu động trước đó để chủ động trả lời ngay cho đối tượng. Dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương và căn cứ

vào năng lực của các Tổ, Chi nhánh trợ giúp pháp lý, đã có Trung tâm mạnh dạn giao nhiệm vụ trợ giúp lưu động cho các Tổ, Chi nhánh và Trung tâm có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả trợ giúp pháp lý lưu động.

Một phần của tài liệu Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)