Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 71 - 72)

nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"

Trong những năm gần đây, Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động tư pháp, bắt đầu bằng nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 "Về một số nhiệm cụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới". Nghị quyết chú trọng đến việc tăng cường và nâng cao hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, bản án, quyết định của Tòa án phải dựa trên chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa trên cơ sở xem xét ý kiến tranh tụng của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên Tòa. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị như một luồng gió mới thay đổi khá mạnh mẽ nhận thức của những người tiến hành tố tụng. Từ hình thức "án bỏ túi" chuyển sang "án tại phiên tòa". Từ đó mà việc xét xử được công khai, dân chủ và có chất lượng hơn trước. Quyền của những người tham gia tố tụng được quan tâm đúng mực hơn. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 một lần nữa lại xác định rõ việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân là việc cần thiết; Tiếp tục đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ,

68

nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, xem đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Bên cạnh đó, nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh và bổ trợ, đảm bảo cơ sở vật chất trong hoạt động tư pháp. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã là nguồn động viên lớn lao và là phương hướng giúp những người tiến hành tố tụng nói chung và những người làm công tác xét xử có tinh thần trách nhiệm, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng được đảm bảo về chất lượng, xét xử khách quan, đúng pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" chưa được tuân thủ một cách triệt để, ảnh hưởng tới chất lượng xét xử của ngành Tòa án, đặc biệt là trong xét xử án hình sự, hiện tượng xét xử oan sai, xét xử nhẹ, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vẫn còn khá phổ biến, gây mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan tư pháp. Trên cơ sở những nguyên nhân đã phân tích ở trên, qua tham khảo các bài viết "tìm hiểu nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" của tiến sỹ Hoàng Thị Minh Sơn, và "Một số biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"" của PGS.TS Phạm Hồng Hải cũng như một số ý kiến trao đổi khác, qua tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài, cũng như qua một số hoạt động thực tiễn của bản thân trong lĩnh vực xét xử, sau đây tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" trong hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 71 - 72)