Nghĩa của nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 34)

hệ biện chứng với nhau, độc lập trong sự thống nhất với việc tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật có quy định nguyên tắc hội đồng xét xử quyết định theo đa số. Điều này có nghĩa là việc độc lập có thể đạt được nhưng việc chỉ tuân theo pháp luật chưa thể đạt được nếu như các phán quyết không phải là kết quả của sự đồng thuận tuyệt đối của hội đồng xét xử. Sự đồng thuận của hội đồng xét xử là yếu tố tối quan trọng trong mọi giai đoạn của tố tụng, đặc biệt là trong phần nghị án. Khoản 4, Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự quy định "Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án" [30]. Trong trường hợp có sự không thống nhất quan điểm thì việc nghị án sẽ không thực hiện được, và đương nhiên, không thể tuyên án. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng của phiên tòa xét xử, mà còn tạo cảm giác hoang mang của những người tham gia phiên tòa, nghị án quá lâu sẽ hình thành những câu hỏi nghi vấn, dễ dẫn đến mất lòng tin của công dân vào luật pháp.

1.3. Ý nghĩa của nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật lập và chỉ tuân theo pháp luật

Nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án, có thể khái quát ý nghĩa của nguyên tắc thành ba nhóm như sau:

31

- Ý nghĩa chính trị- xã hội: Nguyên tắc xác định vai trò, vị trí của cơ quan tòa án trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử và khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động xét xử của Tòa án (cụ thể là của Thẩm phán và của Hội thẩm) phải đảm bảo sự độc lập trên cơ sở chỉ tuân theo pháp luật, không tuân theo bất cứ sự chỉ đạo khác nào ngoài pháp luật, trái pháp luật. Nguyên tắc đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. "Quan chức" cũng như "thường dân", khi phạm tội đều bị đưa ra xét xử bởi Tòa án trên cơ sở những quy định của pháp luật mà không có một đặc ân nào. Tư pháp độc lập là một trong những yếu tố để thực hiện công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

Độc lập xét xử có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh vì khi đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ yên tâm rằng những tranh chấp đầu tư và hợp đồng kinh doanh của họ sẽ được bảo vệ bởi một cơ chế tài phán xét xử độc lập, vô tư, khách quan. Các quyền cơ bản của mỗi con người trong xã hội cũng sẽ được bảo đảm khi những khi những người cầm cân nảy mực thực sự độc lập xét xử những hành vi vi phạm các quyền đó. Độc lập xét xử cũng là một điều quan trọng để đảm bảo sự thành công của việc phòng chống tham nhũng, bởi lẽ những kẻ tham nhũng sẽ không có cơ hội được bao che bởi sự can thiệp hoặc tác động vào quá trình xét xử của Tòa án [4].

Hoạt động xét xử không phải là hoạt động của một cá nhân mà là hoạt động của tập thể, không chỉ là hoạt động của "quan tòa" mà còn có sự tham gia giám sát, tham gia xét xử của nhân dân thông qua những người đại diện của họ, đó là Hội thẩm, Nguyên tắc đã gián tiếp thể hiện bản chất nhà nước xã

32

hội chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của nhà nước, trong đó có hoạt động xét xử.

- Ý nghĩa pháp lý: Nguyên tắc là cơ sở pháp lý để Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành hoạt động xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Đây cũng là cơ sở đảm bảo Hiến pháp và pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc bởi những người thi hành pháp luật và những người xét xử hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ có ý nghĩa và có tác dụng khi nguyên tắc "độc lập xét xử" được tuân thủ một cách triệt để. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử vừa là quyền, đồng thời đó cũng là nghĩa vụ của Thẩm phán và Hội thẩm.

- Ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đảm bảo việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; Nguyên tắc này loại trừ các sự tác động không cần thiết, thậm chí tiêu cực của các cơ quan, tổ chức khác đến Hội đồng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, đảm bảo sự bình đẳng, độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử.

Tóm lại, "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật tố tụng. Nó đòi hỏi trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải tự mình đưa ra các quyết định để giải quyết vụ án, không lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào khác. Hoạt động xét xử phải đảm bảo đúng pháp luật về trình tự thủ tục cũng như các quyết định đưa ra phải chính xác, có căn cứ pháp lý. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Không chỉ pháp luật Việt Nam mà Hiến pháp và pháp luật của đa phần các nước trên thế giới đều có quy định ghi nhận nguyên tắc này. Điều đó một lần nữa khẳng định giá trị của nguyên tắc trong hoạt động xét xử. Dù là nhà nước tư sản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa thì vấn đề độc lập xét xử của Tòa án cũng đều được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp và pháp luật. Đây thực sự là một sản phẩm của hoạt động lập pháp có nhiều giá trị, tiến bộ hơn hẳn các kiểu nhà nước trước đó.

33

Chương 2

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 34)