Về đạo đức Thẩm phán và Hội thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 78 - 80)

Các Thẩm phán phải được đào tạo chuẩn (có trình độ tốt nghiệp đại học và trên đại học chuyên ngành luật) và thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới về tin học, ngoại ngữ, pháp luật quốc tế…. Đồng thời, có tinh thần dũng cảm, dám đấu tranh cho sự công bằng, bảo vệ lẽ phải. Chỉ khi Thẩm phán có một trình độ chuyên môn cao với cái tâm trong sáng, tôn trọng sự công bằng, thì họ mới không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Khi đó, Thẩm phán sẽ có niềm tin nội tâm vững chắc để xét xử đúng pháp luật. Cùng với Thẩm phán, các Hội thẩm nhân dân cũng phải được bồi dưỡng tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đủ năng lực khi xét xử.

Đạo đức của Thẩm phán và Hội thẩm phải được hình thành trước khi họ là Thẩm phán, Hội thẩm, nghĩa là những người được xem xét để bổ nhiệm Thẩm phán phải là những Thư ký giỏi về kiến thức chuyên môn và có đạo đức, bản lĩnh; người được chọn bầu làm Hội thẩm nhân dân phải là những công dân có đạo đức tốt, có năng lực, tận tụy với công việc và có uy tín trước quần chúng nhân dân. Hiện tại, việc giảng dạy đạo đức Thẩm phán tại cơ sở đào tạo nghề và các trường luật còn chưa được chú trọng, thậm chí còn chưa được đề cập đến. Thư ký tòa án được đào tạo nghiệp vụ xét xử trong thời gian 12 tháng nhưng chỉ được giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp trong khoảng thời

75

gian từ 5-10 tiết học (tương đương với một ngày) và nội dung giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp còn thiếu tính bài bản và chuyên nghiệp, các học viên chưa ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình ngoài những quyền và nghĩa vụ được quy định trong luật tố tụng. Các Thẩm phán tương lai chưa hình thành được ý thức về đạo đức nghề nghiệp, chưa có lòng tự hào về nghề của mình. Học viên được đào tạo nghiệp vụ xét xử, nắm vững những kỹ năng xử án, xử lý các tình huống xảy ra tại phiên tòa nhưng không được trang bị những kiến thức cần thiết để có bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh đấu tranh vì sự công bằng xã hội, bản lĩnh từ chối mọi cám dỗ vật chất. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm trước hết cần đưa nội dung đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán vào chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử tại cơ sở đào tạo nghề như một phần cơ bản của nội dung đào tạo. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Tòa án, biểu dương những Thẩm phán, Hội thẩm mẫu mực, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Ngành Tòa án cũng cần ban hành quy chế về đạo đức Thẩm phán và Hội thẩm quy định về những ứng xử mà Thẩm phán và Hội thẩm phải làm. Đạo đức của Thẩm phán, Hội thẩm phải gắn với "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm" như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

+ Nhân là thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chọn cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không sợ cực khổ, không sợ oai quyền.

+ Nghĩa là ngay thẳng, không tư tâm, không được làm việc bậy, không có gì giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích gì phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ to nhỏ đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải làm thì làm, thấy việc phải nói thì nói. Không sợ người ta phê bình mình mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

76

+ Trí là không có việc gì tư túi, nó làm cho mù quáng cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xét việc, vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc làm có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian.

+ Dũng là dũng cảm gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa, cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại sự vinh hoa phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát.

+ Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại không bao giờ hủ hóa.

Ngành Tòa án cũng cần chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các Thẩm phán.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 78 - 80)