Một số biểu hiện của việc không độc lập và tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 37 - 51)

luật của Thẩm phán và Hội thẩm

Qua nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm trên thực tế có thể thấy rằng, việc chưa tuân thủ nguyên tắc "độc lập khi xét xử" được biểu hiện khác đa dạng song có thể khái quát ở những biểu hiện chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động xét xử chủ yếu là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm chưa phát huy hết quyền năng được giao khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Vị trí, vai trò của Hội thẩm không chỉ được ghi nhận ở nguyên tắc trên mà còn được quy định bằng một loạt các nguyên tắc và các quy định khác trong Bộ luật tố tụng hình sự và trong Bộ luật tố tụng dân sự như thực hiện chế độ

34

xét xử có Hội thẩm tham gia, Tòa án xét xử tập thể, Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng nếu thuộc một trong các trường hợp nhất định, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Theo quy định của pháp luật, vai trò vị trí của Hội thẩm chỉ phát sinh kể từ thời điểm Chánh án phân công và Tòa án có quyết định đưa ra vụ án ra xét xử. Kể từ đây, Hội thẩm được quyền nghiên cứu hồ sơ để xác định thẩm quyền xét xử, có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác liên quan đến hành vi phạm tội; các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các đặc điểm nhân thân của bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Tại phiên tòa, cũng như Thẩm phán, Hội thẩm được quyền xét hỏi để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, được thảo luận và biểu quyết các vấn đề giải quyết vụ án. Trong quá trình nghị án, Hội thẩm không chỉ có quyền tham gia mà còn có quyền đưa ra ý kiến để thống nhất quan điểm tại phòng nghị án để tuyên án. Những quyền năng trên của Hội thẩm nhân dân mặc dù đã được pháp luật ghi nhận và quy định rõ ràng, nhưng trên thực tế, Hội thẩm chưa phát huy được quyền năng của mình, trong nhiều phiên xét xử, việc tham gia của Hội thẩm chỉ mang tính hình thức, thủ tục mà chưa thể hiện được vai trò của người đại diện của quần chúng nhân dân trước pháp luật. Thông thường, đối với những vụ án không phức tạp, Hội thẩm chỉ đến nghiên cứu hồ sơ ngay buổi trước sát ngay mở phiên tòa. Trong điều kiện ấy, Hội thẩm chỉ nghiên cứu bản cáo trạng hoặc là không nghiên cứu hồ sơ nhưng vẫn tiến hành hoạt động xét xử tại phiên tòa. Trong trường hợp này, Hội thẩm sẽ không bị lệ thuộc vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án nhưng lúng túng không triển khai được mô hình để điều tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, không xác định được những vấn đề cần phải chứng minh của vụ án. Chính vì thế, Thẩm phán lại phải tóm tắt nội dung vụ án, gợi ý cho Hội thẩm những vấn đề cần hỏi. Khi tham gia xét hỏi, do nắm chắc nội dung vụ án nên Thẩm phán chủ tọa là người "độc diễn", hỏi hết các vấn đề, Hội thẩm không có gì để hỏi. Có nhiều vụ án, Hội thẩm không hề tham gia xét hỏi. Khi

35

nghị án, Thẩm phán cũng là người đưa ra ý kiến gợi ý là nên giải quyết theo hướng này hướng khác, Hội thẩm là người biểu quyết theo. Sau đó chủ tọa thay mặt hội đồng xét xử tuyên án. Sự quá "chủ động" của Thẩm phán làm cho Hội thẩm ở vào tình trạng lệ thuộc, thiếu chủ động trong quá trình chứng minh tội phạm và cũng chính vì thế khi đưa ra phán quyết, Hội thẩm cũng chỉ là người quyết định theo ý chí của Thẩm phán. Như vậy, tính độc lập xét xử không được bảo đảm. Pháp luật đã ghi nhận Hội thẩm có quyền độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật nhưng bản thân một số vị Hội thẩm không phát huy được quyền này dẫn đến tình trạng Hội thẩm tham gia xét xử chỉ là hình thức, mọi phán quyết đều phụ thuộc vào ý chí Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Nguyên nhân vì đâu? Có một câu hỏi đặt ra là ai quản lý, điều hành Hội thẩm nhân dân? Thực tế, do chưa có cơ chế quản lý, điều hành nên sự phân công nhiệm vụ cho Hội thẩm chưa được chú trọng, làm giảm chất lượng xét xử và gây bị động, lúng túng cho các cấp Tòa án.

Ở địa phương, theo giới thiệu của Mặt trận tổ quốc, mỗi nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân huyện đều tiến hành bầu 18-20 Hội thẩm nhân dân để tham gia xét xử với Tòa án theo quy định của pháp luật. Số Hội thẩm được bầu hầu hết là những cán bộ đương chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước, ở các tổ chức chính trị-xã hội như: Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ…; một số là giáo viên, cán bộ Đoàn để bảo đảm cơ cấu khi trong hội đồng xét xử có bị cáo là người chưa thành niên. Điều đáng quan tâm là, trong nhiều nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, đa số Hội thẩm là cán bộ đương chức ít tham gia xét xử. Thậm chí, có những Hội thẩm trong suốt một nhiệm kỳ 5 năm tham gia xét xử được chục vụ án. Lý do thường là đương chức bận công tác, hoặc không có kiến thức về chuyên môn nên tự ti, mặc cảm từ chối lời mời của Tòa án. Thực tế, mỗi nhiệm kỳ thường thấy có ít nhất "một cặp" Hội thẩm là cán bộ hưu trí khá tích cực với việc tham gia xét xử. Không dưới 2/3 số bản án đã được xét xử trong một nhiệm kỳ do các Hội thẩm là cán bộ hưu trí tham gia. Trung bình mỗi tháng, lịch xét xử được bố trí

36

từ giữa tháng đến cuối tháng, từ hình sự đến dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động. Trường hợp mà các Hội thẩm này không thể tham gia xét xử được thì các Thẩm phán thường rơi vào thế bị động. Để xử lý tình huống này, Thư ký Tòa án thường gọi điện "tìm" và khó khăn lắm mới có thể mời được một Hội thẩm còn đương chức tham gia. Nhiều trường hợp, trước lúc mở phiên tòa, tất cả những người tham gia tố tụng đều đã có mặt thì Hội thẩm vì những lý do đột xuất không tham dự được, Tòa án lại phải gọi điện nhờ Hội thẩm khác "chữa cháy". Gần như, tham gia xét xử của Hội thẩm trong mỗi phiên tòa mới chỉ nhằm mục đích chủ yếu là cho đủ thành phần theo luật định. Những trường hợp này, phiên tòa khai mạc rất muộn và thường kéo dài. Nếu không có vị Hội thẩm nào tham gia thì đương nhiên phiên tòa bị hoãn lại, gây phiền toái cho người dân, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của tòa án khi xét xử. Quá trình tố tụng, do hạn chế về kiến thức pháp luật và không nắm rõ tình tiết vụ án nên có những Hội thẩm thẩm đưa ra nhiều câu hỏi không có trọng tâm, ảnh hưởng chất lượng phiên tòa, thậm chí gây cản trở cho những người tham dự phiên tòa.

Theo quy định của luật tố tụng hình sự, đối với những bị cáo là vị thành niên thì thành phần của hội đồng xét xử phải có Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên. Tuy nhiên, công tác cán bộ luôn thay đổi, dẫn đến tình trạng không có ai có đủ điều kiện để tham gia Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, có Thẩm phán vẫn mời Hội thẩm "lẽ ra" không được tham gia đó tham gia xét xử; đến khi vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại thành phần hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm và thấy không đúng nên quyết định hủy án, giao vụ án về cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Do cách vận dụng máy móc như vậy, một số vụ án tuy không mấy phức tạp nhưng phải xử đi, xử lại nhiều lần, gây hoang mang cho những người có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Rút kinh nghiệm ở những lần bị hủy án, cấp sơ thẩm khi gặp các trường hợp như trên thì Tòa án tiến hành làm việc với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và thống nhất cách ghi

37

tên, chức vụ của Hội vào bản án: phần tên của vị Hội thẩm có ghi chức vụ, đơn vị công tác nhưng kèm chú thích "nguyên là cán bộ Đoàn", "nguyên là giáo viên"... tránh rắc rối sau này.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm quá lệ thuộc vào kết quả điều tra ban đầu, tức là lệ thuộc những thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Chúng ta biết rằng, Tòa án Việt Nam không có chức năng điều tra, xây dựng hồ sơ án hình sự. Quá trình điều tra thu thập chứng cứ đều do cơ quan điều tra tiến hành dưới sự giám sát của Viện kiểm sát nên nếu không căn cứ vào những thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì Tòa án sẽ không có cơ sở để xét xử vì rằng hoạt động xét xử chỉ diễn ra tại phiên tòa.

Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền lợi ích hợp pháp để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục [8].

Vấn đề này đã được quy định rất cụ thể tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đồng thời quy định tại khoản 3 Điều 236 Bộ luật tố tụng dân sự. Tại phiên tòa, nhiệm vụ của Hội đồng xét xử là phải kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án để xem các kết luận trước đó có cơ sở hay không. Nhiều vụ án, Hội đồng xét xử tin vào kết quả điều tra có trong hồ sơ vụ án nên có thành kiến bị cáo có tội, từ đó đặt ra những câu hỏi mang tính áp đặt buộc bị cáo khai đúng với những lời khai trước đó. Ví dụ: Tại sao trước phiên tòa hôm nay, bị cáo không khai đúng với lời khai trước cơ quan điều tra thay vì hỏi bị cáo giải thích sự khác nhau giữa hai lời khai của bị cáo trước cơ quan điều tra và tại phiên tòa. Hoặc Hội đồng xét xử đặt ra những câu hỏi mang tính mớm cung như bị cáo đã từng làm việc này, việc kia đúng không? Khi có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng, Hội đồng xét xử thay vì việc phải vạch ra sự bất hợp lý trong lời

38

khai của họ thì lại lấy lời khai của họ trước đó làm "chuẩn mực" để hướng những người này khai phù hợp với "chuẩn mực" đó. Có nhiều trường hợp tại phiên tòa, bị cáo khai bị cơ quan điều tra ép cung, bức cung, nhục hình nên phải khai như thế, Hội đồng xét xử hỏi bị cáo có chứng cứ gì để chứng minh là bị ép cung, nhục hình không. Dĩ nhiên là bị cáo không thể chứng minh được việc cơ quan điều tra đã dùng nhục hình với họ. Quá trình chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng là quyền của những người tham gia tố tụng. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử nên tạo điều kiện để họ thực hiện quyền tự bào chữa, quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, rằng việc khai trước cơ quan điều tra là không đúng, là mâu thuẫn với hiện thực khách quan, không đúng và mâu thuẫn như thế nào. Điển hình của việc lệ thuộc vào các chứng cứ có trong hồ sơ qua vụ án cụ thể như sau: Hai bị cáo Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì vào ngày 29 Tết Nguyên Đán năm 2007, ông T là Trưởng công an huyện L được giao nhiệm vụ kiểm tra tình hình an ninh trật tự trên địa bài các xã M, D, L (thể hiện bằng lịch làm việc của cơ quan Công an huyện L). Vào khoảng 19 giờ cùng ngày, ông T điều khiển xe ô tô (không có dấu hiệu bên ngoài là xe cảnh sát) của Công an huyện L, mặc thường phục đi qua xã M thì có một số thanh niên uống rượu chặn người qua đường, ông T xuống xe can thiệp. Số thanh niên đó không nghe, chặn xe của ông T, ông T nói "Xe công an mà bây vẫn chặn à, có muốn điện báo công an không?". Số thanh niên nói "Công an cũng đập, đập láng hết" (ý nói là nếu công an cũng sẽ bị đánh) và nhảy vào đánh ông T bị thương. Chỉ có một biên bản ghi lời khai của bị cáo là bị cáo biết ông T là công an. Tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử hỏi các bị cáo có biết ông T là công an không thì các bị cáo đều trả lời là không biết vì ông T không mặc đồng phục công an và cũng không giới thiệu là công an, các bị cáo chỉ nghe ông T nói việc gọi điện cho công an, không ai nghe ông T tự giới thiệu là công an. Hội đồng căn cứ vào những tài liệu có trong hồ sơ vụ án để "đấu tranh"

39

buộc bị cáo phải nhận biết ông T là công an. Rõ ràng trong vụ án này chỉ có hành vi đánh công an khi họ đi làm nhiệm vụ nhưng bị cáo không biết đó là người đi thi hành nhiệm vụ nên không thể nói là chống người thi hành công vụ được. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với hiện thực khách quan, đó là ông T không mặc đồng phục, không giới thiệu mình là công an, chỉ nói ông T đang điều khiển xe công an. Các bị cáo bị kết tội "chống người thi hành công vụ" và bị kết án 6 tháng tù. Các bị cáo bị kết tội oan mà không hề biết. Án không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực thi hành. Đây chỉ là một trong số những trường hợp Hội đồng xét xử quá lệ thuộc vào kết quả điều tra trước đó, không lắng nghe ý kiến của bị cáo tại phiên tòa và phiên tòa là thời điểm để "hợp thức hóa" các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Từ vụ án trên, chúng ta thấy rõ rằng Hội đồng xét xử đã quá lệ thuộc vào kết quả điều tra ban đầu nên xét xử theo kết luận của cơ quan điều tra và cáo trạng của Viện kiểm sát. Bản án không bị kháng cáo kháng nghị nhưng rõ ràng đã có dấu hiệu oan sai ở trong đó.

Thứ ba, có sự thống nhất chứng cứ và định hướng trước việc xét xử. Đó là việc họp ba ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để thống nhất áp dụng tội danh, họp bàn án trong nội bộ cơ quan, thỉnh thị án cấp trên trước khi xét xử. Việc họp ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Tòa án trước khi xét xử không được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự. Nhằm thực hiện tốt công tác xét xử, Tòa án cần trao đổi với Viện kiểm sát trong những trường hợp sau:

+ Khi Tòa án thấy cần trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung, đổi tội danh nặng hơn hoặc áp dụng khung hình phạt nặng hơn;

+ Khi Tòa án thấy cần đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; + Khi cần nhập hoặc tách vụ án;

+ Khi cần chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết;

+ Khi chuẩn bị xét xử những vụ án điểm và những vụ án phức tạp; + Các trường hợp cần thiết khác.

40

Và những thủ tục trao đổi được tiến hành như sau: "Mời Kiểm sát viên cùng trao đổi. Trường hợp bình thường thì Thẩm phán trao đổi với Kiểm sát viên, trường hợp phức tạp thì báo cáo Chánh án trao đổi với lãnh đạo Viện kiểm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 37 - 51)