Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 51)

Mỗi một biểu hiện của việc không tuân thủ nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" trong hoạt động tố tụng đều có thể do một hay nhiều nguyên nhân sinh ra. Có thể khái quát những nguyên nhân của thực trạng nêu trên như sau:

Nguyên nhân từ yếu tố pháp luật: Đây là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp

48

luật". Sở dĩ có việc Thẩm phán, Hội thẩm áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, có sự không độc lập, có sự thống nhất chứng cứ bằng cuộc họp liên ngành, thỉnh thị án, có sự tác động của các cá nhân khác đến hoạt động xét xử, trước hết do hệ thống pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể, chưa có những chế tài cần thiết. Cơ sở của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp, các đạo luật và luật chiếm đa số; ba ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập với nhau, kiềm chế nhau, vai trò Tòa án được đề cao, hệ thống Tòa án phải độc lập, vững mạnh và phải có sức mạnh để buộc các cơ quan nhà nước và cá nhân phải chấp hành pháp luật, pháp luật phải công khai, minh bạch. Điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm xét xử chỉ tuân theo pháp luật thì trước hết pháp luật phải hoàn chỉnh, thống nhất, rõ ràng. Pháp luật hiện tại của Việt Nam chưa đạt đến chuẩn đó. Một nền pháp luật chưa hoàn chỉnh tại một thời điểm nhất định sẽ là tất yếu nhưng nó quá lạc hậu so với sự phát triển của cơ sở hạ tầng thì sẽ không tốt cho hoạt động tư pháp. Nói đến mặt hạn chế của pháp luật Việt Nam thì có nhiều nhưng trong giới hạn luận văn, tác giả chỉ đề cập đến một số ít các quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật".

Thứ nhất, nhiều quy định trong luật nội dung (Bộ luật hình sự) còn chưa rõ, cần phải có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Có những hướng dẫn kịp thời nhưng cũng có những vấn đề chưa được hướng dẫn gây khó khăn cho hoạt động xét xử. Trường hợp quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 46 Bộ luật hình sự là một ví dụ. Khoản 1 Điều 46 liệt kê các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghĩa là nếu bị cáo phạm tội, có một trong các tình tiết tại khoản 1 Điều 46 thì được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 46 lại quy định ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, Hội đồng xét xử có thể xem xét một số tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án, và điều này dẫn đến

49

tình trạng người áp dụng pháp luật cũng có quyền sáng tạo ra luật. Có những tình tiết áp dụng đối với tội này thì đúng nhưng áp dụng đối với những tội khác xem ra không hợp lý, còn chưa có sự thống nhất. Ví dụ tình tiết phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm g khoản 1 Điều 46) có được áp dụng đối với người phạm tội "Cướp tài sản" hay không trong trường hợp người đó chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn? Hoặc tình tiết người phạm tội tự thú đối với tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông". Có quan điểm cho rằng được áp dụng nếu người phạm tội tự thú vì luật hình sự quy định chung cho các trường hợp. Có quan điểm lại cho rằng không được áp dụng vì Điều 9 Luật giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy. Việc người phạm tội đến khai báo là nghĩa vụ và trách nhiệm của người gây tai nạn. Nếu không khai báo, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, còn phải chịu thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm (điểm c khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự). Thực tế, mỗi Hội đồng xét xử áp dụng một kiểu, nếu không muốn nói là tùy tiện. Hình phạt cho mỗi khung cách nhau xa, điều này rất dễ dẫn đến việc "tùy nghi" trong khi quyết định hình phạt. Nếu không có sự tác động, không có sự tiêu cực, Hội đồng xét xử có thể cân nhắc để quyết định một mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra nhưng nếu có sự tác động, Hội đồng xét xử có thể xử ở mức này hoặc mức kia nhẹ hơn so với mức hình phạt mà lẽ ra bị cáo phải chịu. Việc quyết định mức hình phạt đó vẫn đảm bảo "đúng luật" về mặt nguyên tắc nhưng có thể sẽ không chính xác, hoặc quá nặng hoặc quá nhẹ. Các quy định hướng dẫn áp dụng pháp luật không kịp thời, Thẩm phán không có cách nào khác là đi "thỉnh thị" án, phải tổ chức họp liên ngành để thống nhất chứng cứ.

Thứ hai, một số quy định trong bộ luật tố tụng hình sự còn ảnh hưởng đến nguyên tắc "Độc lập xét xử". Đó là các quy định về giới hạn xét xử của Tòa án, Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự quy định tòa án chỉ xét xử những bị

50

cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố hoặc Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố. Theo hướng dẫn tại điểm 2 mục II Nghị quyết số 04/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 05/11/2004 thì Tòa án có thể xét xử bị cáo theo các khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn sơ với các khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng điều luật. Tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tiêu chí để phân biệt tội nặng, tội nhẹ cũng giống như việc xử theo khung hình phạt cụ thể cho bị cáo. Có thể xét xử bị cáo ở khung nặng hơn (có mức hình phạt nặng hơn) thì tại sao lại không thể xét xử bị cáo về tội nặng hơn? Vấn đề là giới hạn xét xử, vấn đề này đã được tiến sỹ Trần Văn Độ đề cập trong bài viết "hoàn thiện các quy định của pháp luật về giới hạn xét xử" trước khi sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Và theo quan điểm của PGS.TS Trần Văn Độ thì cần sửa lại Điều 170 (Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988) như sau: "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi của bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử" [12]. Theo quan điểm này thì đối với hành vi bị Viện kiểm sát truy tố, Tòa án có quyền định tội nặng hơn hay nhẹ hơn. Tuy nhiên, phân tích trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ tiếp thu được một phần đề xuất trên. Tòa án có thể xét xử và kết tội bị cáo về tội danh khác với tội mà Viện kiểm sát truy tố nhưng với điều kiện là tội đó nhẹ hơn; Tòa án cũng có thể xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn hoặc nhẹ hơn khoản nằm trong điều luật mà Viện kiểm sát truy tố. Như vậy, nếu trường hợp quan điểm đánh giá chứng cứ của hai cơ quan không trùng nhau sau khi đã tiến hành các hoạt động cần thiết như trả hồ sơ, trao đổi giữa hai ngành, giữa Viện và Tòa cấp trên thì sẽ giải quyết như thế nào? Lại vẫn kết tội bị cáo theo

51

cáo trạng truy tố? Như vậy, Tòa vẫn không có quyền độc lập xét xử, kết tội bị cáo theo quan điểm của riêng mình đối với hành vi Viện Kiểm sát truy tố trong trường hợp có căn cứ chính xác đúng là bị cáo phạm tội nặng hơn? Tìm hiểu quy định pháp luật của một số nước thấy rằng hầu như các nước không có quy định về giới hạn xét xử mà các điều luật chỉ gián tiếp quy định vấn đề giới hạn xét xử. Ví dụ: Điều 298, 321, 323 Bộ luật tố tụng hình sự Hàn Quốc quy định Tòa án có quyền thay đổi nội dung truy tố của cáo trạng nhưng lưu ý hai trường hợp: Nếu việc thay đổi tội danh không bất lợi cho bị cáo thì Tòa án quyết định ngay không phải hoãn phiên tòa, nếu Tòa án thấy bất lợi cho bị cáo (tội nặng hơn) thì Tòa án có thể tự quyết định theo đề nghị của bị cáo, luật sư bào chữa sẽ hoãn phiên tòa trong một thời gian nhất định để bị cáo chuẩn bị bào chữa. Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điều 351, 366 Bộ luật tố tụng Pháp quy định Tòa án có thẩm quyền tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội, phạm tội gì, áp dụng hình phạt nào mà không có quy định nào hạn chế hoặc không cho phép Tòa án kết án bị cáo về tội danh khác với tội danh bị truy tố. Điều này phản ánh giữa các quy định của pháp luật ở các nước khác rất đồng nhất, đặc biệt là sự đồng nhất giữa Hiến pháp và pháp luật chuyên ngành. Không như pháp luật nước ta, một mặt quy định độc lập xét xử nhưng mặt khác lại có những quy định hạn chế sự độc lập đó với lập luận để tránh lạm quyền của Tòa án khi thực hiện chức năng xét xử. Giới hạn xét xử cần được hiểu là giới hạn về hành vi bị truy tố, Tòa án chỉ xét xử những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, không xét xử các hành vi khác chưa được truy tố còn kết luận hành vi đó phạm tội gì thì không thuộc giới hạn xét xử. Miễn sao trong các trường hợp này, Tòa án đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo.

Về Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 14 trong Bộ luật tố tụng dân sự quy định "Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số". Theo tinh thần của điều luật thì việc xét xử phải được thành lập thành Hội Đồng gồm có Thẩm phán và Hội thẩm, hoặc là tập thể Thẩm phán tại phiên tòa (xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án) chứ không phải là do cá nhân một

52

Thẩm phán tiến hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều người vẫn nhận thức rằng "Xét xử tập thể là hoạt động bản án trước tập thể thẩm phán sau đó mới đến hoạt động xét xử tại phiên tòa". Nhận thức không đúng này cũng là một trong những nguyên nhân để một số Tòa án vẫn duy trì hoạt động họp bản án. Hiểu sai điều luật một mặt do pháp luật quy định là chưa rõ ràng, gây hiểu nhầm. Việc xét xử của Hội thẩm tham gia đã được quy định ở Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự, không cần quy định riêng thành một điều luật. Vấn đề quyết định theo đa số sẽ được quy định rõ trong điều luật về nghị án. Như vậy vừa đảm bảo đầy đủ, rõ nghĩa và tránh được sự hiểu nhầm. Điều luật quy định Tòa án xét xử tập thể là quá rộng cũng giống như quy định trước đây là "Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Pháp luật quy định không rõ ràng gây nên sự hiểu nhầm dẫn đến áp dụng sai, thực hiện sai ảnh hưởng đến sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm.

Về nghị án, Điều 222 và Điều 236 Bộ luật tố tụng dân sự quy định "Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một,…" [31]. Tất cả các vấn đề ở đây là vấn đề gì? Thực tiễn áp dụng pháp luật có sự không thống nhất. Có người hiểu các vấn đề ở đây là về tội danh, về mức hình phạt, về trách nhiệm dân sự, về xử lý vật chứng... Tuy nhiên cũng có Hội đồng xét xử thảo luận và biểu quyết cả về biện pháp ngăn chặn, về án phí, về quyền kháng cáo. Nghị án là giai đoạn rất quan trọng của hoạt động xét xử, có quan hệ mật thiết với vấn đề đúng sai của bản án, quyết định của Hội đồng xét xử. Đây cũng là giai đoạn mà sự độc lập và tuân thủ theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm thể hiện cao nhất. Cái mà họ phải nhất nhất tuân theo là luật pháp. Mỗi khi luật pháp quy định không rõ ràng như vậy thì việc "chỉ tuân theo pháp luật" của Hội đồng xét xử sẽ như thế nào? Đương nhiên là sẽ bị hạn chế.

Nguyên nhân từ yếu tố chuyên môn nghiệp vụ. Nói đến yếu tố chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu nói đến trình độ chuyên môn. Theo Từ điển tiếng Việt

53

thì "Trình độ là mức thành thạo đạt được ở một lĩnh vực nhất định, ngành nghề nhất định nào đó". Từ đó có thể hiểu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội thẩm là sự hiểu biết pháp luật và khả năng vận dụng pháp luật vào công tác xét xử. Thẩm phán có nghiệp vụ cao tức là họ phải nắm được những quy định của pháp luật, có tư duy pháp lý sâu sắc, có thói quen và phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra. Thẩm phán và Hội thẩm làm công tác xét xử trước hết phải có một trình độ nhất định về xét xử. Thẩm phán phải là người có trình độ Cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử. Đối với Hội thẩm thì phải là những người có kiến thức về pháp lý. Như vậy, đối với Thẩm phán phải là người có bằng Cử nhân luật, phải làm công tác thực tiễn ít nhất bốn năm (đối với Tòa án cấp huyện) và 10 năm (đối với Tòa án cấp tỉnh) và được đào tạo nghiệp vụ xét xử. Theo quy định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án nhân dân, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán, Thẩm phán phải có trình độ Cử nhân luật, thực tế hiện nay có khá nhiều Thẩm phán tốt nghiệp đại học hệ tại chức, đào tạo từ xa. Hình thức đào tạo tại chức và từ xa có những tính ưu việt của nó, tạo điều kiện chuẩn hóa kiến thức cho những người làm công tác thực tiễn vừa học vừa công tác, tốn ít thời gian. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình đào tạo theo kiểu tại chức hay từ xa đều không cao. Học viên tham gia học không đúng đối tượng, thầy dạy học không dạy đúng với năng lực vốn có. Đào tạo tại chức Luật thì đối tượng tham gia học phải là những người có trình độ Trung cấp, Cao Đẳng pháp lý, đang làm công tác pháp luật mới được tham gia học. Trên thực tế thì đối tượng này rất phong phú, đa dạng như học sinh phổ thông không đỗ đại học chính quy, cán bộ trong ngành bảo vệ pháp luật nhưng không làm công tác chuyên môn như lái xe, tạp vụ, kế toán. Họ chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật mà lại tiếp thu những kiến thức khá cao và tiếp nhận kiến thức bởi phương pháp truyền thụ quá cơ bản, ngắn gọn. Do vậy, chất lượng cử nhân tại chức chắc chắn không đảm bảo như

54

cử nhân được đào tạo chính quy. Sau khi tốt nghiệp, bằng cách này hay cách khác, họ vẫn được tuyển dụng vào ngành pháp luật, trong đó có ngành Tòa án

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)