NHỮNG THÀNH TỰU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 25)

2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LAO

2.1.3.1.NHỮNG THÀNH TỰU

Trong lĩnh vực lao động đã thay đổi cơ bản nhận thức và xác lập phương thức mới về giải quyết việc làm của toàn xã hội. Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, hàng năm đã tạo được việc làm tăng thêm cho 1,2-1,3 triệu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 9-10% vào những năm đầu của thập niên 90 xuống còn 5,8-6,8% vào những năm 1996-1998; khoảng trên dưới 7% vào năm 1999, năm 2000 do tác động của khủng khoảng kinh tế và thiên tai liên tiếp. Thời gian lao động ở nông thôn đã được sử dụng ngày một tăng (1996: 60%; 1997: 65%; 1998: 70%; 1999: 72%; 2000: 75%). Lao động qua đào tạo cũng tăng lên liên tục (1996: 15,2%; 1997: 16,4%; 1998: 17,6%; 1999: 19,1%; 2000: 22%). Việc thực hiện Bộ luật lao động và các cơ chế, chính sách về

lao động đã định hướng cho sự phát triển của phương thức tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động; định hướng cho sự phát triển quan hệ lao động, thị trường lao động đúng hướng, lành mạnh, bảo vệ người lao động trong cơ chế thị trưởng. Sự đổi mới bước đầu về chính sách tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội đã có kết quả nhất định. Hệ thống pháp luật và chính sách, cơ chế trên đã làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong mọi thành phần kinh tế.

Lĩnh vực ưu đãi và chăm sóc người có công những thành tựu đã đạt được những thành tựu thật to lớn. Tới cuối năm 1999, có 6 triệu đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước; bao gồm: người hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, người hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, quân nhân bị bệnh nghề nghiệp-tai nạn lao động, người có công giúp đỡ cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang… Nhà nước đã phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho hơn 40 nghìn bà mẹ, hiện còn hơn 10 nghìn mẹ còn sống, 100% được phụng dưỡng suất đời. Với quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cả nước đã tặng 14 vạn ngôi nhà tình nghĩa, hàng chục nghìn vườn cây tình nghĩa, hàng trăm nghìn sổ tiết kiệm cho các đối tượng được ưu đãi xã hội.

Lĩnh vực xã hội cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đó là phong trào xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ số hộ đói, nghèo đã giảm liên tục: 20% năm 1996; 18% năm 1997; 17% năm 1998; 13% năm 1999; 10-11% năm 2000. Bình quân hàng năm đã giảm được 2% số hộ nghèo, 12% xã nghèo. Tới năm 2000, cơ bản xóa xong tình trạng đói kinh niên. Nhiều địa phương đã gây dựng được các phong trào trợ giúp người già cô đơn, trẻ em khó khăn, người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, trợ giúp các đồng bào vùng thiên tai, trợ giúp các đối tượng tệ nạn xã hội đã hoàn lương.

2.1.3.2. Định hƣớng phát triển

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, công tác lao động-thương binh và xã hội tiếp tục triển khai ở ba mặt: lao động, chính sách đối với người có công, xã hội.

Trong lĩnh vực lao động, chú trọng phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng lao động cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách lao động (việc làm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,…), có giải pháp phát triển đúng hướng thị trường lao động, phát triển hệ thống an sinh xã hội gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Xây dựng và ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động như tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn đối với máy móc, thiết bị,…Phát triển hệ thống đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng, linh hoạt, năng động và thiết thực.

Lĩnh vực ưu đãi và chăm sóc người có công, để làm tốt hơn cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước theo hướng người có công phải được khen thưởng và đãi ngộ xứng đáng, trợ cấp của Nhà nước phải đảm bảo ổn định đời sống của người có công, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Cải cách hành chính đối với thủ tục xác nhận, hoàn thiện quy trình nguyên tắc quản lý đối tượng. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên vừa là đạo lý vừa là trách nhiệm của toàn xã hội. Có như vậy mới có thể làm vơi đi những mất mát hy sinh của thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng

Lĩnh vực xã hội, đề ra các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng xóa đói giảm nghèo; chính sách trợ giúp đối với các nạn nhân chiến tranh, người cao tuổi và những đối tượng yếu thế khác trong xã hội.

3. Công tác lao động-thƣơng binh và xã hội ở cấp xã

Trong lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội, theo Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 9/6/2004 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và xa hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

 Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của cơ quan lao động-thương binh và xã hội huyện, xây dựng kế hoạch công tác lao động-thương binh và xã hội tháng, quí, năm và tổ chức thực hiện.

 Thống kê nguồn lao động của xã để trình Uỷ ban nhân dân huyện có giải pháp cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động, thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

 Thống kê số lượng, tổng hợp tình hình đối tượng chính sách xã hội: thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nạn nhân chiến tranh, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo đói, người gặp khó khăn hiểm nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác để có các biện pháp trợ giúp nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng. Đồng thời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân giúp đỡ, chăm sóc đối tượng chính sách xã hội.

 Thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động,thương binh và xã hội theo phân cấp hoặc uỷ quyền.

 Quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ của xã (nếu có); quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (nếu có) và việc nuôi dưỡng đối tượng chính sách xã hội tại cộng đồng.

 Tuyên truyền, vận động phòng chống mại dâm, nghiện ma tuý; thống kê số lượng đối tượng và tổng hợp tình hình mại dâm, nghiện ma tuý để có biện pháp phòng ngừa, chữa trị, tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng.

 Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn với cơ quan lao động, thương binh và xã hội huyện. Giúp Uỷ ban nhân dân xã có công chức Văn hoá - Xã hội và cán bộ không chuyên trách làm công tác lao động-thương binh và xã hội được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2003/NĐ- Cp ngày 21/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ

1. Thực trạng công tác lao động-thƣơng binh và xã hội tại các xã, phƣờng,

thị trấn

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là bộ máy quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền chuyên môn chung. Công tác lao động-thư- ơng binh và xã hội là một trong các nội dung quản lý và hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Tuy nhiên, như trong chương I đã phân tích, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chính, là đơn vị cơ sở trực tiếp quản lý, giải quyết các vụ việc mang tính chất thường xuyên với các đối tượng thuộc địa bàn dân cư quản lý. Hoạt động của công tác lao động-thương binh và xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn là một hoạt động rất đa dạng, không đơn giản và không kém phần nặng nề. Trên thực tế, các phát sinh trong công tác này đều hầu như bắt đầu từ các địa bàn cơ sở và trình tự thủ tục giải quyết các phát sinh cũng bắt đầu từ cơ sở. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nền kinh tế đa thành phần, với các chính sách về lao động, việc làm, chính sách người có công, thương binh, liệt sỹ, chính sách bảo

trợ xã hội, bảo hiểm xã hội... làm cho công tác lao động-thương binh và xã hội ở các địa phương trở nên nặng nề hơn.

Nhìn nhận từ thực tế, cần phải thấy rằng: việc triển khai công tác lao động- thương binh và xã hội là hết sức khó khăn trong thực tế hiện nay. Mặc dù có sự các nỗ lực rất lớn của chính quyền xã, phường, thị trấn mà trực tiếp là cán bộ, công chức làm công tác này cũng không thể giải quyết tốt và có hiệu quả cao được. Hạn chế này cho thấy: việc sắp xếp cán bộ đảm nhận công việc chưa hợp lý và đặc biệt công tác lao động-thương binh và xã hội chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó.

Hệ thống các văn bản pháp lý tuy đã có, đã sửa đổi và bổ sung song vẫn còn những hạn chế từ việc tổ chức cán bộ đến chính sách ưu đãi đối với người tham gia làm công tác lao động-thương binh và xã hội.

Đặc biệt trong hệ thống quản lý theo ngành, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội chưa xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát đánh giá một cách chính xác công tác này ở cấp xã. Các văn bản của ngành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền và lợi ích của cán bộ làm công tác ở một số địa phương chưa đi vào thực tế đời sống.

Thực tế đã chứng minh, trên phạm vi quốc gia, công tác lao động-thương binh và xã hội có vị trí quan trọng và nó sẽ thực sự phát huy hiệu quả của nó trong công cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xã hội công bằng văn minh. Công tác lao động-thương binh và xã hội chỉ có thể tốt khi thiết lập được mối quan hệ biện chứng từ Trung ương đến địa phương. Trong đó vai trò địa phương phải bắt đầu từ cấp hành chính nhỏ nhất: đó là làm tốt công tác lao động-thương binh và xã hội từ cấp xã.

Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ về lao động-thương binh và xã hội tại các xã, phường, thị trấn có đặc trưng kinh tế, xã hội và địa lý khác nhau: Nông thôn - thành thị, đồng bằng, miền núi và vùng sâu vùng xa.

1.1. Thành thị

Công tác lao động-thương binh và xã hội được thực hiện trong phạm vi của thị trấn và phường. Đây là khu vực dân cư sống chủ yếu bằng các hoạt động kinh tế trong khu vực Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân trong các ngành nghề khác nhau, cá biệt có một số ít hoạt động kinh tế nông nghiệp.

Đặc điểm của khu vực này là thường xuyên có các biến động về lao động trên địa bàn. Vì vậy, cán bộ làm công tác lao động-thương binh và xã hội tại thị trấn, phường thường gặp phải khó khăn trong việc thống kê, theo dõi lao động cũng như cơ cấu ngành nghề của dân cư trong khu vực quản lý. Tuy có thuận lợi về địa bàn đi lại, nhưng do số lượng dân cư lớn (trung bình khoảng từ 8 000 đến 13 000 dân), dân trí cao hơn các khu vực khác, nên đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, nhằm đáp ứng kịp thời các đòi hỏi, các phát sinh trong đời sống xã hội. Đặc biệt, để các chính sách, chế độ của nhà nước được áp dụng, vận dụng một cách chính xác, yêu cầu cán bộ phải có một trình độ chuyên môn nhất định và có kinh nghiệm công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, tại địa bàn này thường phát sinh các tệ nạn xã hội, phổ biến như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý. Đây là nhiệm vụ vất vả đối với cán bộ làm công tác này. Tuy không có chức năng trấn áp và xử lý các loại tệ nạn, nhưng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội phải giúp Uỷ ban nhân dân trong việc phát hiện, phòng và chống các tệ nạn.

Tóm lại, công tác lao động-thương binh và xã hội trên địa bàn này thường gặp các khó khăn trong việc giải quyết các phát sinh trong quá trình áp dụng văn bản, chính sách, chế độ; theo dõi, thống kê các biến động về ngành nghề trên khu vực (đây là khu vực đa dạng về các hoạt động kinh tế) cũng như các biến động về lao động; đặc biệt là công tác tư vấn các giải pháp giúp cho Uỷ ban nhân dân phòng và chống các loại tệ nạn xã hội.

1.2. Khu vực nông thôn

Đây không phải là khu vực trung tâm. Khu vực này thường chỉ tập trung các hoạt động kinh tế mang tính nông nghiệp (Nông - lâm – ngư), các hoạt động mang tính chất làng, xã. Đây là một thuận lợi cơ bản cho cán bộ làm công tác. Vì sự biến động dân cư, biến động ngành nghề là rất nhỏ, hầu như không đáng kể.

Công tác lao động-thương binh và xã hội tại khu vực này tập trung vào một số hoạt động sau:

 Giải quyết chế độ chính sách đối với các đối tượng thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, gia đình có công; xét và đối chiếu tiêu chuẩn bà mẹ Việt Nam anh hùng; đề xuất các trường hợp chính sách chế độ khác.

 Thống kê, giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn công tác.

 Thống kê, tư vấn cho lãnh đạo chính quyền cấp xã các chính sách đối với ngời già cô đơn, trẻ lang thang, mồ côi.

Nhìn chung, công tác lao động-thương binh và xã hội ở khu vực nông thôn mang tính ổn định, song địa bàn hoạt động lại rộng, việc đi lại của cán bộ thường rất vất vả, đặc biệt vào các dịp lễ tết giải quyết chính sách, chi trả cho các đối tượng. Hạn chế lớn nhất của cán bộ ở khu vực này là trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác lao động- thương binh và xã hội.

1.3. Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Khu vực này có đặc điểm riêng là khu vực kinh tế kém phát triển, điều kiện tự nhiên phức tạp, đi lại khó khăn, dân cư rải rác xen kẽ trong các vùng rừng núi, đặc biệt tình trạng dân trí thấp và nhiều nơi còn mang nặng các phong tục lạc hậu.

Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai và hiệu quả của công tác lao động-thương binh và xã hội. Công tác lao động-thương binh và xã hội của khu vực này nổi lên các vấn đề sau:

 Tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động, việc làm; Thống kê theo dõi biến động lao động trong các

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 25)