VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC LAO

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 34)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

2. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC LAO

xã hội ở cấp xã

Do đặc điểm lịch sử để lại mà công tác lao động-thương binh và xã hội nước ta có những đặc trưng khác với các nước trên thế giới. Sau khi tiến hành hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại hậu quả nặng nề về người và của cho nhân dân Việt Nam.

Với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta thì việc thực hiện các chính sách nhằm bù đắp một phần những mất mát, hi sinh của những người đã tham gia vào hai cuộc chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Chúng ta đã và đang thực hiện những công việc sau:

a. Quy tập mộ liệt sỹ: Đây là công việc hết sức cần thiết để an ủi phần nào những mất mát đối với thân nhân các liệt sĩ và thể hiện sự biết ơn đối với những người đã hi sinh. Công việc này phải có sự phối hợp chặt chẽ với quần chúng nhân dân và các đơn vị khác trong việc tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ. Thực tế cho thấy, việc tìm kiếm và xác minh mộ liệt sĩ rất phức tạp và khó khăn. Chính quyền ở các địa

phương đều quan tâm đến vấn đề này, xong do không đủ nhân lực và kinh phí nên nhiều địa phương thực hiện chưa tốt.

b. Thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần đối với thân nhân các liệt sĩ.

c. Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với thương binh và những người có công với cách mạng.

d. Thực hiện việc khen thưởng, phong tặng danh hiệu đối với những người có công với cách mạng.

Để thực hiện được những công việc này thì cấp chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) phải trực tiếp giải quyết và phản ánh tình hình thực tế ở địa phương để có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Chính quyền cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các công việc trên. Nếu ở cấp này thực hiện không tốt thì chính sách của Nhà nước sẽ không đến được người dân, thậm chí còn dẫn đến việc thực hiện sai chính sách. Trong thực tế đã có những trường hợp xác định sai đối tượng hưởng chính sách, gây sự bất bình và làm mất lòng tin của quần chúng đối với chính quyền. Những địa phương thực hiện tốt những công việc này đều tạo được lòng tin của nhân dân và từ đó việc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội rất dễ dàng và có hiệu quả.

Trong những năm gần đây, nước ta đã bắt đầu xuất hiện những hạn chế của cơ chế mới và những yêu cầu của sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải quan tâm giải quyết.

Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đã trở thành một vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây, đặc biệt là tỉ lệ thất nghiệp khá cao ở thành thị và tình trạng thiếu việc làm tương đối trầm trọng ở nông thôn. Điều này chứng tỏ chúng ta đang lãng phí nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế: lao động. Nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời sẽ nảy sinh những tiêu cực đối với nền kinh tế như đói nghèo, gia tặng tệ nạn xã hội, mất lòng tin của nhân dân đối với nhà nước... Để giải quyết và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động thì chúng ta

phải nắm rõ nguồn lao động và sự biến động của nó. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiến hành liên tục các cuộc điều tra dân số-lao động. Thực tế cho thấy việc nắm và quản lý nguồn lao động từ cấp xã, phường, thị trấn là hiệu quả và chính xác nhất. Những thông tin thu thập được sẽ phục vụ ngay cho việc quản lý nguồn nhân lực ở địa phương đó. Vì vậy, cần phải thiết lập hệ thống thu nhập và xử lý thông tin ngày từ cấp xã.

Sự phát triển kinh tế đã làm nảy sinh sự phân hoá giầu nghèo ngày càng gay gắt. Đây là hiện tượng khách quan của quá trình phát triển kinh tế. Theo một số nhà kinh tế cho rằng khi sự phân hoá này chưa đến mức gay gắt thì không những nó không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế, mà ngược lại, còn có tác động tích cực đến quá trình tích luỹ tư bản cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Những người nghèo do thu nhập của họ chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân nên tích luỹ rất hạn chế. Hơn nữa, sự tích luỹ này chủ yếu mang tính chất dự phòng nên không có tính đầu tư, do đó không đem lại hiệu quả kinh tế. Đối với những người giầu thì một phần rất lớn thu nhập của họ được tiết kiệm và họ sẽ sử dụng nguồn tiết kiệm này để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế. Như vậy sự phân hoá giầu nghèo là tác nhân cho quá trình tích tụ tư bản. Chỉ khi sự phân hoá này quá lớn thì mới nảy sinh những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế.

Với Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì mọi người dân đều có quyền bình đẳng và đều có quyền được hưởng hạnh phúc. Do đó những người đói nghèo phải đ- ược sự trợ giúp của Nhà nước để giảm bớt sự khác biệt giữa các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước ta. Hiện nay vấn đề đói nghèo càng trở nên bức xúc, đòi hỏi phải được sự quan tâm giải quyết của Nhà n- ước. Chúng ta đã và đang thực hiện một loạt các biện pháp xoá đói, giảm nghèo như: Chương trình giải quyết việc làm quốc gia, Chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, chính sách cho vay vốn đối với người nghèo... tiến tới một quốc gia không có đói nghèo. Để thực hiện được điều này thì các chương trình, các

chính sách của nhà nước phải được thực hiện thống nhất từ cấp cơ sở. Xã, phường, thị trấn sẽ là khâu quan trọng nhất từ việc triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện.

Cùng với đói nghèo, vấn đề tệ nạn xã hội cũng đang ngày càng trở nên gay gắt. Đặc biệt là tệ nạn mại dâm và ma tuý đang có xu hướng phát triển mạnh và lan tràn trên toàn quốc. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là sự tuyên truyền giáo dục, phòng chống các tệ nạn này chưa được thực hiện tốt từ cấp cơ sở. Hiện tượng tái phạm còn nhiều đã làm giảm lòng tin của quần chúng vào hiệu lực của các cơ quan nhà nước. Để xoá bỏ những tệ nạn này, công tác phòng chống tệ nạn xã hội phải được quan tâm thích đáng từ cấp chính quyền cơ sở. Việc tuyên truyền, giáo dục, tạo các điều kiện thuận lợi cho những người phạm pháp tái hoà nhập với cộng đồng, và phối hợp với cấp trên trong việc truy bắt, xoá bỏ những ổ nhóm tệ nạn xã hội của chính quyền xã, phường, thị trấn là rất quan trọng và không thể thiếu.

Tóm lại, do lịch sử để lại và tình hình kinh tế xã hội hiện nay, công tác lao động-thương binh và xã hội trở nên hết sức nặng nề. Chúng ta vừa phải giải quyết các hậu quả do chiến tranh để lại, vừa phải đối phó và giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong cơ chế mới. Xã, phường, thị trấn là cấp thực hiện các chính sách của Nhà nước, phản ảnh tình hình thực tế nên đóng vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt công tác lao động-thương binh và xã hội , chúng ta phải có sự quan tâm, chú trọng thực hiện từ chính quyền xã, phường, thị trấn. Phải coi đây là khâu có tính chất quyết định đến chất lượng công việc. Để thực hiện tốt công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn thì yêu cầu phải có cán bộ chuyên trách, phải có công chức chuyên môn thực hiện công tác lao động-thương binh và xã hội riêng. Thực tế cho thấy khối lượng công việc ở đây rất lớn, đòi hỏi phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như của các tổ chức, quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)