TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 55)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH

2.2.1. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

Từ thời kỳ đổi mới đến nay trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội là một bước tiến dài. Từ chỗ hầu hết cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã là không chuyên trách, chưa được đào tạo cơ bản về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí có những người chỉ có trình độ lớp 2, lớp 3 đến chỗ hầu hết đã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên, đặc biệt số lượng cán bộ có trình độ đại học trở lên đang tăng dần.

Bảng 1 -Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Cán bộ công chức

T

ổn

g s

Trung cấp trở lên Sơ cấp và chƣa qua đào tạo

S lƣợ n g Tỷ trọng (%) Trong đó Số lƣợ n g Tỷ trọng (%) Trong đó

L ao độ n g, x ã h ội Ki n h t ế K thu ật Ng àn h k h ác L ao độ n g, x ã h ội Ng àn h k h ác & c h ƣ a q u a đ ào t ạo Các Thành phố trực thuộc TW 812 354 43.5 19 74 42 219 458 56.5 83 357 Các tỉnh đồng bằng và trung du 2001 431 21.5 38 88 37 268 1570 78.5 29 1541 Các tỉnh miền

núi và hải đảo 1643 953 58 285 31 27 610 690 42 66 624 Tổng số 4456 1738 39 342 193 106 1097 2718 609 178 2540

(Nguồn số liệu lấy từ: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, khảo sát năm 2004 tại 36 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương)

Tiêu chuẩn về trình độ đặt ra đối với công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội là: Có trình độ nghiệp vụ được đào tạo và tốt nghiệp trung học (trung cấp) trở lên về lao động và công tác xã hội; Có trình độ về lý luận chính trị sơ cấp trở lên; Được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước theo một chương trình phù hợp; Đối với công chức phường và các xã đồng bằng phải sử dụng được máy tính cá nhân phục vụ công việc; Đối với công chức các xã miền núi phải sử dụng thành thạo ít nhất 1 tiếng dân tộc phổ biến tại địa bàn.

Tại xã, phường của các Thành phố trực thuộc trung ương: Số cán bộ, công chức được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên (chưa xét đến cơ cấu ngành) chiếm 63% tổng số. Đặc biệt nhờ có chính sách thu hút nên số lượng cán bộ, công chức cấp xã phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội có trình độ đại học đang tăng dần lên, chiếm 14%. Cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên chiếm 43.5%, trong đó được đào tạo đúng chuyên ngành chiếm 24%.

Tại các xã ở khu vực đồng bằng và trung du: Cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên chiếm 21.5%, trong đó được đào tạo đúng chuyên ngành chiếm 30%.

Tại các xã ở khu vực miền núi và hải đảo: Cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên chiếm 58%, trong đó được đào tạo đúng chuyên ngành chiếm 33%.

Như vậy, bước đầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội đã có những biến chuyển đáng kể so với trước, góp phần vào tăng hiệu quả công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã.

Mặc dù được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, sự cố gắng của cán bộ công chức nhưng công tác lao động - thương binh và xã hội vẫn chưa phát huy được vai trò, việc giải quyết chưa thực sự có hiệu quả. Điều đó cho thấy, việc sắp xếp bố trí cán bộ đảm nhận công việc chưa hợp lý. ở nhiều địa phương, các cấp các ngành chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác lao động-thương binh và xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

Chính vì vậy, hiện nay với xu hướng cải cách nền hành chính nói chung và cải cách đội ngũ cán bộ công chức nói riêng, với chủ trương phân cấp, tăng quyền lực cho chính quyền địa phương, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách mới, điển hình là việc ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định mới về đội ngũ cán bộ công chức đặc biệt đã công chức hoá một số chức danh ở cấp xã, trong đó có công tác lao động-thương binh và xã hội được quy định tại Nghị định số 114/CP và Nghị định 121/CP: Công chức Văn hoá - Xã hội trong đó có nhiệm vụ phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội.

Cán bộ không chuyên trách làm công tác lao động - thương binh và xã hội sẽ phối hợp với công chức phụ trách Văn hoá - Xã hội thực hiện các nhiệm vụ trên. Tuy nhiên, những quy định này mặc dù mới bước đầu triển khai những đã

thể hiện sự không hợp lý. Lao động-thương binh và xã hội là một mảng lớn gồm nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân nhưng chỉ là một phần công việc của chức danh công chức Văn hoá-Xã hội, mà thực chất là kiêm nhiệm. Trong thực tế, công chức đó sẽ không đủ khả năng cũng như thời gian để thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Giúp việc có cán bộ không chuyên trách nhưng quy định này vô hình chung khuyến khích tình trạng không chuyên trách. Mà thông qua thực trạng, yêu cầu hiện nay đòi hỏi phải tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách phụ trách công tác lao động- thương binh và xã hội, cụ thể là mỗi xã, phường, thị trấn phải có một chức danh công chức chuyên môn về lao động-thương binh và xã hội; bên cạnh đó để hỗ trợ cần có thêm chức danh cán bộ không chuyên trách. Có như vậy, công tác lao động - thương binh và xã hội thực sự mới triển khai sâu rộng, có hiệu quả.

Tuy có bước tiến dài về chất lượng nhưng để đảm nhiệm có hiệu quả những nhiệm vụ của ngành giao cho, cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn vẫn chưa đạt được chuẩn đề ra.

 Đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ

Nhìn chung, cán bộ phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội cấp xã chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nếu được đào tạo thì tỷ lệ đúng chuyên ngành lao động và công tác xã hội rất thấp. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động- thương binh và xã hội ở cấp xã là có trình độ từ trung cấp trở lên về ngành lao động và công tác xã hội nhưng trên thực tế qua bảng số liệu trên, cán bộ công chức chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ vẫn cao. Tổng số cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã trong khu vực tiến hành khảo sát là 4456 người, trong đó số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên là 1738 người chiếm 39%. Tuy nhiên không phải tất cả số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ

trung cấp trở lên đều đúng chuyên ngành lao động và công tác xã hội. Tỷ lệ đúng chuyên ngành là rất thấp chỉ có 535 người chiếm 12%.

 Tại xã, phường của các Thành phố trực thuộc trung ương: Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về cấp độ đào tạo là 458/812 người, chiếm 56.5%.

 Tại các xã ở khu vực đồng bằng và trung du: Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về cấp độ đào tạo là 1570/2001 người, chiếm 78.5%.

 Tại xã ở khu vực miền núi và hải đảo: Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về cấp độ đào tạo là 690/1643 người, chiếm 42%.

Như vậy, cơ cấu ngành trong trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn là một tồn tại rất lớn. Công tác lao động, thương binh và xã hội với những nhiệm vụ rất nặng nề và phức tạp như lao động, giải quyết việc làm, chính sách với người có công, tệ nạn xã hội,... mà không có trình độ chuyên môn đúng ngành lao động và công tác xã hội thì rất khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thực trạng này do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về khách quan, đất nước ta trải qua một thời gian dài trong chiến tranh, nền kinh tế kém phát triển, việc đầu tư bồi dưỡng còn hạn chế do thiếu kinh phí. Về chủ quan, công tác quy hoạch cán bộ chưa thực sự được coi trọng ở tuyến xã nên việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức còn mang nặng tính chủ quan. Một số địa phương chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác lao động-thương binh và xã hội đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của cấp xã nói riêng nên thường bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chỉ thực hiện phiến diện một vài mảng công việc dễ làm. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chưa hợp lý nên không thể là động lực thúc đẩy để cán bộ, công chức thực sự tâm huyết với ngành. Ngoài ra bản thân nhiều cán bộ, công chức chưa thực sự có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập để nâng cao kiến thức.

2.2.2. Trình độ lý luận chính trị

Tiêu chuẩn về lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức cấp xã phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội là phải có trình độ sơ cấp trở lên.

Bảng 2 - Trình độ Lý luận chính trị

STT Cán bộ,công chức Tổng số

Từ sơ cấp trở lên Chƣa qua đào tạo Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 1 Các thành phố trực thuộc trung ƣơng 812 641 79 171 21 2 Các tỉnh đồng bằng và trung du 2001 1389 56 612 44 3 Các tỉnh miền núi và hải đảo 1643 883 53.8 760 46.2

Tổng số 4456 2913 65.4 1543 34.6

(Nguồn số liệu lấy từ: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, khảo sát năm 2004 tại 36 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương).

 Thành phố trực thuộc trung ương: Số cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn chiếm 79%.

 Khu vực đồng bằng và trung du: 56% cán bộ, công chức được đào tạo lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên.

 Khu vực miền núi và hải đảo: Tỷ lệ cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn thấp hơn hai khu vực trên, chiếm 53,8%.

 Đánh giá về trình độ lý luận chính trị

Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã là được đào tạo lý luận chính trị và tốt nghiệp sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Có trình độ lý luận chính trị thì việc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, nội dung Nghị quyết của Đảng mới nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ. Qua những số liệu thu thập được đã phản ánh

một thực trạng ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội còn rất thấp, chủ yếu là qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày ở các trường chính trị tỉnh, huyện với nội dung và số lượng còn hạn chế. Trong tổng số 4456 cán bộ, công chức được khảo sát chỉ có 2913 người có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên, chiếm 57% tổng số.

 Tại xã, phường ở Thành phố trực thuộc trung ương: Cán bộ, công chức chưa qua đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị là 171/812 người, chiếm 21%.Tỷ lệ này giảm dần ở đồng bằng và miền núi.

 Tại các xã thuộc khu vực đồng bằng và trung du: Cán bộ, công chức chưa qua đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị là 612/2001 người, chiếm 44%.

 Tại các xã thuộc khu vực đồng bằng và trung du: Cán bộ, công chức chưa qua đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị là 760/1643 người, chiếm 46.2%.

Như vậy, trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức rất thấp ở các địa phương là một rào cản trong quá trình thực thi công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Tỷ lệ đạt chuẩn giảm dần theo khu vực: Thành phốĐồng bằng và trung duMiền núi và hải đảo.

2.2.3. Kiến thức quản lý hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn đặt ra đối với cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động- thương binh và xã hội là được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước theo một chương trình phù hợp. Về cơ bản, phần lớn cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước ngắn hạn, dài hạn.

STT Cán bộ,công chức Tổng số

Kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc Đã qua bồi dƣỡng Chƣa qua bồi dƣỡng

Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 1 Các thành phố trực thuộc trung ƣơng 812 491 60.4 321 39.6 2 Các tỉnh đồng bằng và trung du 2001 1336 66.7 665 33.3 3 Các tỉnh miền núi và hải đảo 1643 409 24.8 1234 75.1

Tổng số 4456 2199 49.3 2257 50.6

(Nguồn số liệu lấy từ: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, khảo sát năm 2004 tại 36 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương).

 Thành phố trực thuộc trung ương: Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước là chiếm 60.4%.

 Khu vực đồng bằng và trung du: Cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước là chiếm 66.7%.

 Khu vực miền núi và hải đảo: Tỷ lệ thấp hơn nhưng cũng đã bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính cho 24.8% tổng số cán bộ, công chức.

 Đánh giá về kiến thức quản lý hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn đặt ra đối với cán bộ, công chức phụ trách lao động-thương bình và xã hội là được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước theo một chương trình phù hợp, nói cách khác là được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước. Theo tiêu chuẩn này, số cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã đã được qua một lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ở bất kỳ chương trình nào là rất thấp. Trong tổng số 4456 cán bộ, công chức chỉ có 2199 người đạt tiêu chuẩn, chiếm 49.3%.

 Tại xã, phường ở Thành phố trực thuộc trung ương: Cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn, chiếm 30.6%.

 Tại các xã ở khu vực đồng bằng và trung du: Cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn, chiếm 33.3%.

 Tại các xã ở khu vực miền núi và hải đảo: Cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn, chiếm 75.1%.

Kiến thức quản lý nhà nước rất cần thiết đối với mỗi cán bộ, công chức trong việc triển khai và thực thi nhiệm vụ nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính hiện nay trên cả nước do Chính phủ đề ra theo chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010). Chương trình cải cách hành chính cùng với nhiệm vụ nặng nề do Ngành giao cho đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức nhất là cấp xã, cấp trực tiếp tiếp xúc và giải quyết chính sách cho người dân, phải có những hiểu biết nhất định về tổ chức bộ máy nhà nước, những việc mình phải làm, rèn luyện phong cách tác phong làm việc chuyên nghiệp. Trong thời gian qua, việc đào tạo bồi dưỡng các kiến thức nói chung và kiến thức quản lý hành chính nói riêng cho cán bộ, công chức cấp xã chưa được quan tâm. Trong thời gian tới để nâng cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)