CÔNG TÁC LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 39)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

3.2.CÔNG TÁC LAO ĐỘNG

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ,CÔNG CHỨC PHỤ

3.2.CÔNG TÁC LAO ĐỘNG

Quản lý, sử dụng hợp lý lực lượng lao động là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời hạn chế tối thiểu các tiêu cực có thể xảy ra, bảo đảm an ninh, trật tự an trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Quản lý lao động là sự nắm bắt thông tin chính xác về nguồn lực lao động ở địa phương, bao gồm số lao động hiện có trong đó gồm những người trong độ tuổi lao động, người ngoài độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, trình độ

tay nghề chuyên môn, số người thuộc diện chính sách ở địa phương có khả năng lao động.

Quản lý lao động thực hiện ở sự cân đối giữa nguồn lao động của địa ph- ương với khả năng sử dụng sức lao động của các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp... ở địa phương. Từ đó có kế hoạch kết hợp với các ngành chức năng mở rộng, phát triển các ngành nghề phù hợp với đặc điểm địa phương, đáp ứng nhu cầu chung của phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm thu nhập, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân địa phương, bảo đảm giải quyết các chính sách xã hội.

Trong quản lý lao động, cán bộ công chức phụ trách công tác lao động- thương binh và xã hội có nhiệm vụ:

 Thống kê số nhân khẩu hiện có, người trong độ tuổi lao động, người ngoài độ tuổi lao động, người thuộc diện quản lý của xã.

 Thống kê tình hình sức khoẻ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng lao động, nguồn sống chính của gia đình.

 Phân hạng lao động:

+ Lao động có tay nghề, đi hợp tác nước ngoài về.... + Lao động không có tay nghề

+ Học sinh đã hoặc đang học ở trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học... đang là lực lượng lao động phụ của các gia đình. Từ sự thống kê, kiểm kê nắm bắt lực lượng lao động địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp với các phòng chức năng của huyện nghiên cứu nắm bắt tình hình cụ thể của điạ phương để có kế hoạch cho phép xây dựng các dự án nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các loại hình sản xuất, kinh doanh biện pháp khác nhằm giải quyết việc làm bảo đảm mọi người trong độ tuổi đều có việc làm, thực hiện có hiệu quả nguồn lực lao động.

Bên cạnh đó, cán bộ công chức phụ trách chuyên trách hoặc không chuyên trách công tác lao động-thương binh và xã hội có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã đôn đốc, triển khai lao động công ích. Lao động công ích là trách nhiệm lao động cuả những người trong độ tuổi quy định của nhà nước: nam từ 18- 45, nữ từ 18-35, đóng góp giải quyết các nhu cầu xã hội mà họ không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Thời hạn lao động công ích được tính bằng 10 ngày công.

Tóm lại, công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn rất đa dạng và phức tạp. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng có của ngành lao động- thương binh và xã hội mà nó có sự liên kết chặt chẽ với các công tác khác của tạo thành một chỉnh thể thống nhất khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã. Nếu công tác này được thực hiện một cách độc lập sẽ dẫn đến sự chồng chéo giữa các công tác khác, khó đạt được yêu cầu đặt ra. Trong bộ máy nhà nước, cấp xã có trị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự quản lý của nhà nước trên toàn lãnh thổ đồng thời thực hiện sự lãnh đạo toàn diện.

Nếu các công tác giáo dục, văn hoá, y tế... được thực hiện tốt, nghĩa là cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, sẽ có tác động tích cực tới công tác lao động-thương binh và xã hội. Ngược lại, nếu công tác lao động-thương binh và xã hội thực hiện tốt thì nó sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho các công tác khác thực hiện dễ dàng và có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác này phải được lồng ghép với các công tác khác và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công tác để cùng thực hiện mục tiêu chung là dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ

I. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẤP XÃ

1. Giai đoạn trƣớc năm 2003

Ngay sau khi dành được độc lập dân tộc, nhà nước ta đã chú ý đến việc xây dựng thể chế công vụ và công chức. Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành quy chế công chức Việt Nam quy định địa vị pháp lý người công chức, quy định nghĩa vụ và quyền lợi cũng như việc tuyển dụng, thuyên chuyển, cấp quản lý, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm thi hành công vụ của công chức.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị định số 97/NV-2 và Nghị định số 98/NV-2 ngày 14/3/1950 ban hành các Quy chế cho kỳ thi tuyển ngạch cán sự và ngạch tham sự hành chính.

Do điều kiện chiến tranh nên Bản quy chế công chức Việt Nam trên thực tế đã không được áp dụng một cách đầy đủ.

Năm 1954, hoà bình lập lại trên miền Bắc, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định về cán bộ, công nhân viên chức nhà nước như:

 Nghị định số 270/TTg Phủ Thủ tướng ngày 31/5/1958 quy định chế độ tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp.

 Thông tư số 46/NV-CB ngày 3/7/1958 của Bộ Nội vụ về việc sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, nhân viên, công nhân trong khu vực hành chính sự nghiệp.

 Nghị định số 23/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 30/6/1960 về phân loại chức vụ cán bộ hành chính và hệ thống viên chức sự nghiệp.

Trong giai đoạn sau, hoạt động viên chức nhà nước được điều chỉnh chung với hoạt động lao động sản xuất của công nhân. Điều đó được thể hiện qua các văn bản đã ban hành như:

 Nghị định 24/CP tháng 3/1963 ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân và viên chức.

 Nghị định 195/CP năm 1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước.

 Nghị định 49/CP của Hội đồng Chính phủ 1968 ban hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản nhà nước.

Từ năm 1980 trở đi hoạt động công vụ của viên chức nhà nước dần dần được điều chỉnh riêng. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành các văn bản sau:

 Quyết định số 36/CP ngày 2/2/1980 quy định chức danh tiêu chuẩn viên chức trong bộ máy hành chính nhà nước.

 Quyết định 117/HĐBT năm 1982 ban hành bản danh mục số 1 các chức vụ viên chức nhà nước, trong đó có phân loại các chức danh khác nhau. Trong nhiều ngành kinh tế quốc dân cũng ban hành các tiêu chuẩn nghiệp vụ cho mỗi loại viên chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong suất những năm 60, 70, và đầu những năm 80, khái niệm về cán bộ, viên chức còn rất chung chung, không rõ ràng. Tất cả những người được tuyển dụng vào biên chế, làm việc trong các cơ quan, đoàn thể chính trị, xã hội, nhà máy, công trường, xí nghiệp… của Đảng và Nhà nước đều được gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Đội ngũ này hình thành từ rất nhiều nguồn như bầu cử, phân công công tác sau khi tốt nghiệp các trường đại

học và trung học chuyên nghiệp, điều động từ các khu vực khác nhau… Có thể thấy rõ, phạm vi cán bộ viên chức rất rộng, đội ngũ không ổn định, luôn có sự điều động, thuyên chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, mang tính đối phó, chắp vá, không có kế hoạch, quy hoạch. Việc tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ, viên chức chưa có những tiêu chí rõ ràng. Nhiều cán bộ, viên chức không có đủ kiến thức và chưa được đào tạo phù hợp với các vị trí, công việc và trách nhiệm phải đảm nhận.

Từ sau năm 1986, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng sự nghiệp đổi mới ở nước ta, vấn đề công chức, công vụ đã có những bước đổi mới, đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định về công chức Việt Nam.

Nghị định 169 NĐ/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về công chức nhà nước làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và quản lý công chức đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chế công chức ở nước ta.

Một bước tiến quan trọng tiếp theo trong việc phát triển thể chế công chức, công vụ ở nước ta là việc ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 6/3/1998. Thể chế hóa Pháp lệnh cán bộ, công chức Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 95, 96, 97 ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức và về xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất đối với công chức.

Sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức, đội ngũ cán bộ công chức đã có một bước phát triển đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng đóng góp vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Bên cạnh những mặt tích cực, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định pháp luật khác đã thể hiện những bất cập và hạn chế. Đó là các quy định về đội ngũ cán bộ cấp xã còn chung chung, chưa cụ thể, đặc biệt chưa thực sự chú trọng tới đội ngũ cán bộ chuyên môn; chưa có quy định về công chức chuyên môn phụ trách các công tác ở cấp

tam giác ngược. Số lượng cũng như chất lượng giảm dần từ Trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 39)