GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2003 TRỞ LẠI ĐÂY

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 45)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2003 TRỞ LẠI ĐÂY

Để thực hiện các Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) và Nghị quyết Trung ương 3 (khóaVIII) về quản lý hành chính, sự nghiệp để có cơ chế quản lý riêng cho từng đối tượng, để tạo điều kiện cho cải cách tiền lương và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về công chức cơ sở. “Hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm:

 Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: cán bộ chủ chốt của cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, những người đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.

 Cán bộ chuyên môn được Uỷ ban nhân dân tuyển chọn gồm: công an trưởng, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tài chính-kế toán, tư pháp, văn hóa-xã hội. Số lượng cán bộ chuyên trách do Chính phủ quy định.

Cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước. Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên. Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành cần sửa đổi theo hướng bao gồm cả cán bộ, công chức cơ sở.

Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công trong một phần thời gian lao động. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định khung về số lượng và mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở (Mục V/Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn). Trên cơ sở đó, Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 đã được ban hành.

Theo điểm g và điểm h, khoản 1, điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức (số 11/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2003) cán bộ công chức ở cấp xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã) bao gồm:

 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường, thị trấn (gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã).

 Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Tiếp đó là các Nghị định số 114, 115, 116, 117 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành.

Chế độ công chức cơ sở lần đầu tiên được văn bản pháp luật quy định. Điều đó chứng tỏ, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của chính quyền cấp xã trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội. Để có được chính quyền cấp xã vững mạnh, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/1/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP đã quy định chi tiết về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Trong đó có chức danh công chức văn hóa-xã hội mà một phần nhiệm vụ là phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

Để có cơ sở tuyển chọn được những cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc, ngày 16/01/2004 Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết

định số 04/2004/QĐ-BNV quy định những tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức văn hóa-xã hội được quy định cụ thể tại Điều 14.

Như vậy, công chức chuyên môn cấp xã đã chính thức được quy định. Với vai trò và vị trí thiết yếu như hiện nay, để thực hiện công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn cần phải có một chức danh công chức chuyên môn phụ trách về công tác lao động-thương binh và xã hội. Tuy nhiên, theo quy định công chức văn hóa-xã hội kiêm nhiệm hai lĩnh vực: công tác văn hóa và công tác lao động-thương binh và xã hội. Đây là hai lĩnh vực rất rộng và phức tạp, với quy định một công chức phụ trách hai lĩnh vực như hiện nay thì việc thực hiện đầy đủ tất cả các nhiệm vụ đã là rất khó, không đủ quỹ thời gian, nhất là ở những địa bàn phức tạp như miền núi, đô thị. Việc triển khai nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả một cách toàn diện là không thể thực hiện được trên thực tế. Trong chương này, sẽ tiến hành đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã trên cơ sở những số liệu thống kê thu được sẽ chứng minh điều đó.

II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẤP XÃ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)