NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 76)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘ

2. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG CHỨC CHUYÊN

2.2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

 Căn cứ phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, hướng dẫn của cơ quan lao động-thương binh và xã hội cấp huyện, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác lao động- thương binh và xã hội tháng, quý, năm trình Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được duyệt.

 Thống kê dân số lao động, tình hình việc làm và ngành nghề chính của xã.

 Xây dựng dự án việc làm, kế hoạch lao động công ích.

 Nắm số lượng, tình hình các đối tượng hưởng chính sách lao động- thương binh và xã hội.

 Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của đối tượng học nghề, tìm việc làm, hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội… Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết theo thẩm quyền phù hợp với pháp luật, chính sách hiện hành.

 Tham gia thực hiện chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động-thương binh và xã hội.

 Phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể nhân dân xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách lao động-thương binh và xã hội.

 Quản lý nhà nước đối với nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công, ghi tên liệt sỹ ở xã (nếu có).

 Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội của xã và việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội tại cộng đồng.

 Phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục phòng, chống các tệ nạn xã hội (trước hết là tệ nạn mại dâm, nghiện ma túy).

 Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, thống kê định kỳ và đột xuất về công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã theo quy định hiện hành; Theo dõi, tổng hợp đề nghị khen thưởng tập thể, cán nhân có thành tích về công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã.

2.3. Hiểu biết

 Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội.

 Nắm vững chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và các lĩnh vực khác có liên quan.

 Am hiểu tình hình kinh tế-xã hội tại địa bàn xã.

 Có khả năng tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện công tác lao động-thương binh và xã hội trên địa bàn xã.

2.4. Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất

2.4.1. Trình độ

 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động-thương binh và xã hội từ trung cấp trở lên.

 Trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên.

 Được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

 Có ngoại ngữ trình độ A trở lên (đối với cấp xã ở vùng đồng bằng), sử dụng thành thạo một tiếng dân tộc phổ biến ở địa bàn phụ trách (đối với cấp xã ở địa bàn có nhiều dân tộc).

 Trình độ tin học văn phòng.

2.4.2. Phẩm chất

 Lý lịch rõ ràng, trong độ tuổi lao động.

 Có đủ sức khỏe.

 Trung thành với đường lối chính trị của Đảng và nhà nước.

 Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực.

3. Ban hành tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên môn phụ trách công

tác lao động-thƣơng binh và xã hội ở cấp xã

Hiện nay, ngành lao động-thương binh và xã hội cũng như một số ngành khác, có những đặc thù chuyên môn riêng theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Do đó việc nghiên cứu ban hành chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù đối với cán bộ, công chức cho ngành nói chung và tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên môn phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã nói riêng cần sớm triển khai thực hiện.

Trên thực tế hiện nay nhà nước mới chỉ ban hành tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức nói chung mà chưa quy định chuẩn đối với cán bộ quản lý nhà nước cho từng lĩnh vực, đặc biệt tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên môn phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã cũng chưa được quy định.

Theo quy đinh hiện hành Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ thì Bộ Nội vụ có chức năng quản lý nhà nước đối với cán bộ,

công chức, viên chức. Nghị định quy định rõ, Bộ Nội vụ ban hành các quy định về chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với các ngạch công chức. Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10 thang 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Điều 41) lại tiếp tục khẳng định nội dung trên.

Hiện nay, cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở các ngành đều được áp dụng chuẩn chức danh theo Tập tiêu chuẩn về chức danh, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đang được Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ nay là Bộ Nội vụ ban hành năm 1993.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng chuẩn, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ quyết định ban hành và hướng dẫn các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện. Trong trường hợp này khi triển khai sẽ có một số khó khăn nhất định nếu cơ quan tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức tại địa phương do Sở Nội vụ thực hiện (hiện nay phần lớn tại các tỉnh công tác tuyển dụng do Sở Nội vụ thực hiện chức không phân cấp cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội).

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan nghiên cứu, xây dựng chuẩn và Bộ Nội vụ quyết định ban hành.

II. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Các văn bản đã ban hành

Trước năm 2003, cũng có những quy định về cán bộ cấp xã nhưng chưa có một văn bản pháp quy chính thức chỉ điều chỉnh về cán bộ cấp xã, đặc biệt chưa có quy định về công chức cấp xã.

Khái niệm về Cán bộ, công chức cấp xã xuất hiện và được quy định tại Pháp lệnh Cán bộ công chức được sửa đổi, bổ sung năm 2003 và có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2003, trong đó quy định cán bộ công chức cấp xã gồm: “Những

người do bầu cử để đảm nhiệm chứuc vụ theo chiệm kỳ trong Thường trực hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.”. Tiếp đó Chính phủ ban hành Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 cụ thể hoá các quy định về cán bộ cấp xã, các chức danh công chức cấp xã. Ngày 16/01/2004 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ban hành cụ thể nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có chức danh công chức Văn hoá - Xã hội để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực văn hoá và xã hội thuộc địa bàn được phân công.

Do chưa có quy định một chức danh công chức chuyên môn phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn nên chưa có văn bản pháp luật quy định tiêu chuẩn của chức danh này.

2. Kiến nghị

 Do nhu cầu thực tiễn, do vị trí và vai trò quan trọng của công tác lao động-thương binh và xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương nên phải có một chức danh công chức chuyên môn phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn. Vì vậy, kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành văn bản bổ sung chức danh này bên cạnh các chức danh công chức chuyên môn khác ở địa bàn cấp xã.

 Kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên môn phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã (như ở Phần I-Chương này); đề nghị Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền, ban hành văn bản.

III. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

1. Nâng cao nhận thức của cơ quan, thủ trƣởng đơn vị

Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã ở xã, phường, thị trấn chính là sự cụ thể hoá chức năng nhiệm vụ của ngành. Với đặc điểm vai trò và vị trí của ngành trong bộ máy Nhà nước, công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng.

Trong thực tế hiện nay, như Chương II đã nêu rõ những hạn chế của công tác lao động-thương binh và xã hội và của cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở các địa phương. Thực trạng này do nhiều yếu tố tác động, cả khách quan và chủ quan, trong đó có một phần là do nhận thức của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là lãnh đạo cấp xã. Vì thế cần phải tổ chức cho các cấp chính quyền quán triệt một cách sâu sắc chức năng nhiệm vụ của công tác và đặc biệt là vai trò vị trí của ngành lao động-thương binh và xã hội trong toàn bộ hệ thống kinh tế-xã hội ở nước ta.

Một vấn đề có vai trò rất lớn được đặt ra trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn là nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, đặc biệt là lãnh đạo chính quyền cấp xã. Thực tế công tác tại các cơ sở hiện nay, công tác nắm đối tượng chính sách và thực hiện chi trả hàng tháng là việc làm chủ yếu của cán bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội, hầu như các nội dung khác không được đề cập hoặc không theo dõi đều đặn, mà chỉ khi nào có vấn đề đụng chạm, hoặc liên quan, các nội dung đó mới được xem xét. Với cách làm này, nên có những cán bộ, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo chính quyền thấy rằng không cần có cán bộ chuyên trách công tác lao động-thương binh và xã

hội. Điều này có thể được giải thích rằng: làm kiêm nhiệm cũng chỉ chủ yếu tập trung vào công tác chi trả, ngoài sinh hoạt phí được hưởng theo quy định tại NĐ 09/1998/NĐ-CP hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm và % trong tổng quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho các đối tượng trên địa bàn. Do đó mức thu nhập cao hơn, nhiệm vụ nhìn chung vẫn đảm bảo. Xem xét vấn đề này theo hướng quyền lợi vật chất, thì người làm kiêm nhiệm không thấy phải có chuyên trách, nhưng tiếp cận vấn đề theo hướng nhiệm vụ và hiệu quả công tác thì lại bị hạn chế. Vì thế vấn đề là làm sao kết quả công tác đạt ít nhất theo yêu cầu của tất cả các nội dung nghĩa là công tác phải được điều chỉnh hợp lý ở tất cả các mặt của công tác lao động- thương binh và xã hội. Điều này liên quan chặt chẽ tới quyền và nghĩa vụ của người làm công tác. Xét theo thực tế, trong nội bộ phạm vi một xã, để làm tốt công tác, còn phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố: kế hoạch công tác của Uỷ ban nhân dân, sự phân công công việc cho cán bộ, sự kiểm tra giám sát thực hiện và quan trọng nhất là ý thức bản thân của cán bộ làm nhiệm vụ. Lãnh đạo ở nhiều địa phương và ngay cả người làm công tác ở một số địa phương chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác lao động-thương binh và xã hội. Do cách nhìn nhận về vị trí, vai trò của công tác lao động-thương binh và xã hội, do đặc điểm của địa phương mình mà lãnh đạo địa phương thường ghép công tác lao động-thương binh và xã hội với các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội khác ở địa phương có nội dung gần nhau để tiện cho việc hỗ trợ công việc. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả của công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn. Với vai trò là những người có trách nhiệm và có vị trí quyết định việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức thì nhận thức về tầm quan trọng của công tác lao động-thương binh và xã hội có tính chất quyết định đến hiệu quả của công tác cũng như một phần tinh thần làm việc của cán bộ, công chức.

2. Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan chủ quản về chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với vai trò là cơ quan quản lý cán bộ, Uỷ ban nhan dân cấp xã với vai trò là cơ quan sử dụng cán bộ phải phối hợp với nhau để xây dựng quy chế, quy trình tuyển dụng công chức chuyên môn phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội.

Mở rộng phạm vi hoạt động của công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn cần xem xét mối quan hệ của chính quyền cấp xã ít nhất tới phạm vi cấp huyện. Do phân cấp quản lý, cán bộ phụ trách công tác lao động- thương binh và xã hội ở cấp xã chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng Lao động-Thương binh và xã hội cấp huyện. Điều này hoàn toàn đúng nhưng cũng từ đây mà mọi phát sinh từ xã lại phải đợi chờ ý kiến, hoặc quyết định từ phía huyện. Đặc biệt điều này còn bộc lộ rõ trong việc giải quyết chế độ, cho đối tượng và gia đình chính sách, đối tượng bảo hiểm xã hội. Trong các bước tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các dự án ở cấp xã và với mức một phòng chức năng ở một huyện thường có trung bình từ 10 - 15 xã không thể kham nổi công việc trong những lúc cao điểm do các yêu cầu, kiến nghị từ phía xã phát sinh. Tình trạng chậm giải quyết, ùn tắc là lẽ đương nhiên. Tóm lại, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước ở cấp xã hiện nay còn không ít nơi mà cán bộ thừa hành công vụ dễ làm khó bỏ. Vì thế trong giai đoạn trước mắt, khi mà chưa có một thay đổi về tổ chức, với cách làm phân công kiêm nhiệm, bên cạnh các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công tác, thì ngay trong bản thân ngành lao động- thương binh và xã hội theo hệ thống dọc cần tổ chức giám sát, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác. Đồng thời các địa phương yêu cầu cán bộ sắp xếp kế hoạch công tác hợp lý từng phần công việc theo tháng, quý, năm sao cho quá trình hoạt động của các mảng việc hạn chế sự chồng chéo, đan xem dẫn đến kém hiệu quả cho tất cả các phần việc - trừ trường hợp bất khả.

1. Đánh giá chung

Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền cơ sở (làng xã ở nông thôn; khối phố ở thành thị) luôn có vị trí, vai trò mang ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển lực lượng, tạo dựng, nuôi dưỡng phong trào. Cơ sở là yếu tố bảo đảm thường xuyên cho thắng lợi của cách mạng. Trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế-xã hội thời bình, vị trí, vai trò của xã, phường, thị trấn không thay đổi. Để giữ vững ổn định chính trị bảo đảm cho sự phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)