Chỉ đạo xây dựng chuẩn bộ phận "một cửa" cấp xã

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh hoá (Trang 80)

3.5.1. Mục đích

Kiến nghị với UBND huyện đánh giá, ra soát lại bộ phận “một cửa” tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và chỉ đạo xây dựng chuẩn bộ phận "một cửa" cấp xã theo đúng quy định.

3.5.2. Nội dung, giải pháp

Lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về cải cách TTHC và việc nghiêm túc thực hiện đúng trình tự giải quyết hồ sơ công việc theo cơ chế "một cửa" tại một số địa phƣơng còn hạn chế.

Nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức là một giải pháp rất quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở. Chất

lƣợng đội ngũ cán bộ công chức đƣợc biểu hiện qua trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, khả năng giao tiếp giải quyết công việc và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức thì cần phải tiến hành các giải pháp nhƣ sau:

Việc tuyển chọn cán bộ công chức vào làm việc ở UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần phải có sự đảm bảo công bằng, khách quan, ƣu tiên cho những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, phẩm chất, đạo đức tốt, đƣợc đào tạo chính quy, có bằng cấp loại ƣu đáp ứng đƣợc vị trí đang cần tuyển dụng. Hạn chế triệt để hiện tƣợng tiêu cực trong công tác cán bộ nhƣ chạy chọt để đƣợc vào làm công chức nhà nƣớc hay ƣu tiên “con ông, cháu cha”.

Coi trọng việc sử dụng, bố trí, cán bộ, công chức làm việc đúng vị trí phù hợp với trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo và năng lực cán bộ. Làm tốt công tác bố trí cán bộ sẽ tạo động lực cho cán bộ công chức, giúp họ có điều kiện để phát huy những tri thức, kiến thức có đƣợc vào thực hiện công việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc, tạo môi trƣờng công việc cạnh tranh lành mạnh.

Công tác đào tạo bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ công chức về chuyên môn nghiệp vụ theo hƣớng chuyên nghiệp hóa cần đƣợc chủ trọng, thƣờng xuyên bố trí cho đội ngũ cán bộ công chức tập huấn các lớp nghiệp vụ do huyện, tỉnh tổ chức. Bên cạnh việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cần chú ý nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung.

Yếu tố tiền lƣơng đối với đội ngũ cán bộ công chức ở xã, thị trấn và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức thuộc bộ phận “một cửa” cần phải đƣợc quan tâm hơn, do bộ phận “một cửa” phải chịu nhiều áp lực cả về thời gian, tác phong làm việc, phong cách giao tiếp...thƣờng xuyên phải tiếp xúc

giao tiếp với nhân dân để giải quyết thủ tục hành chính. Vì vậy cần phải có chế độ ƣu đãi để khích lệ họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Rà soát, đƣa ra khỏi bộ phận cán bộ cải cách thủ tục hành chính những cán bộ công chức không đủ trình độ năng lực, yếu kém về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Đồng thời có cơ chế thu hút sinh viên tốt nghiệp ở các trƣờng đại học có trình độ giỏi vê cấp xã công tác.

Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cƣơng hanh chính, đạo đức công vụ của cán bộ công chức. Xử lý nghiêm những cán bộ công chức cựa quyền, hách dịch, quan lƣu, tham nhũng gây phiền hà cho ngƣời dân.

* Nghiên cứu xây dựng mô hình một cửa liên thông ở UBND xã, thị trấn

Việc xây dựng mô hình “một cửa liên thông” là rất quan trọng. Trƣớc hết là mô hình liên thông bƣớc đầu là liên thông trong việc công khai thủ tục hành chính ở cấp xã. Ngƣời dân khi có nhu cầu giải quyết một trong số lĩnh vực dịch vụ hành chính ở cấp huyện thì có thể tới bộ phận một cửa ở cấp xã để hoàn thiện hồ sơ. Sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ của công dân đảm bảo đƣợc tính pháp lý thì cán bộ công chức thụ lý hồ sơ ở cấp xã sẽ chuyển lên bộ phận một cửa liên thông ở cấp huyện. Việc làm này tiết kiệm đƣợc thời gian đi lại của ngƣời dân nhất là một số xã, trung tâm huyện nhƣ: Xã Quảng Phúc, xã Quảng Nham

* Đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin

UBND tỉnh cần có cơ chế, chính sách hổ trợ kinh phí cho UBND các xã, thị trấn trong việc cải cách hành chính nói chung và việc cải cách thủ tục hành chính nói riêng để sửa chữa cải tạo và nâng cấp phòng làm việc, trang bị thêm máy tình, máy in, máy phô tô. Đồng thời, cần đầu tƣ cho bộ phận một cửa hiện nay kinh phí hoạt động cho bộ phận một cửa là không có, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm trong thực tế bộ phận một cửa là đầu mối quan trọng là bộ mặt giao dịch của UBND với tổ chức, công dân. Bố trí lại phòng làm việc của

bộ phận “một cửa” để không gian thông thoáng thuận tiện cho ngƣời dân khi đến giao dịch, bố trí bàn ghế cho ngƣời dân ngồi đợi tránh sự lộn xộn, tủ đựng hồ sơ đủ rộng, an toàn đảm bảo tra cứu khi cần thiết. Bảo dƣỡng, mua săm thiết bị máy móc phục vụ cho việc giải quyết thủ tục hành chính để vận hành thông suốt trong quá trình thực hiện công việc của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, UBND các xã cần quy định rõ về trang phục của cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa phải có thẻ ghi tên, chức vụ khi thực hiện giao tiếp với tổ chức công dân khi làm việc.

KẾT LUẬN

Cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã, thị trấn tại huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã đem lại hiệu quả tích cực, mặc dù còn có nhiều khó khăn vƣớng mắc nhƣng đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự nổ lực phấn đấu của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc ở cấp xã, thị trấn nhƣ: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cáo chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nên hành chính nhà nƣớc. Cải cách thủ tục hành chính đƣợc xác định là nhiệm vụ trong tâm. Vì vậy, thủ tục hành chính đã đƣợc rà soát và đơn giản hóa, thông thoáng hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, công khai minh bạch, đúng pháp luật và tiết kiệm hơn. Từng bƣớc chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ nhân dân, làm các dịch vụ hành chính đối với nhân dân, xem dân là khách hàng thƣợng đế của nền hành chính. Chính điều đó đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện đƣợc cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố, tăng cƣơng. Lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của nhà nƣớc ngày càng đƣợc nâng lên.

Cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu quan trọng góp phần vào thành tựu chung của tỉnh. Tuy nhiên, cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Xƣơng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém nhƣ một số thủ tục hành chính vẫn còn mang tính quan liêu, rƣờm rà, gây phiền hà cho nhân dân. Cụ thể là: nhiều mẫu đơn,

mẫu tờ khai dùng từ ngữ khó hiểu và đa nghĩa...gây khó khăn trong việc kê khai, nhiều văn bản chƣa chặt chẽ, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, văn bản thƣờng xuyên thay đổi, ban hành hƣớng dẫn thực hiện chậm, gây khó khăn cho quá trình thực hiện và tạo khe hở trong quản lý, điều hành. Còn tồn tại xu hƣớng cơ quan hành chính dành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho ngƣời dân. Nhiều xã kết quả giải quyết hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực cho tổ chức, công dân đạt thấp so với yêu cầu, nhiều hồ sơ giải quyết chƣa đúng hẹn, nhất là trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, cấp giấy chứng minh nhân dân... Một bộ phận cán bộ, công chức trình độ, năng lực còn yếu, chƣa thạo việc, tinh thần trách nhiệm còn yếu, thậm chí cá biệt còn có cán bộ cựa quyền hách dịch gây phiền hà cho nhân dân. Việc giải thích, tiếp nhận hồ sơ của ngƣời dân không đƣợc thỏa đáng, chi tiết, đầy đủ dẫn đến ngƣời dân phải đi lại nhiều lần.

Quảng Xƣơng là huyện đồng bằng ven biển, huyện có 35 xã, 01 thị trấn trong đó có 09 xã bãi ngang ven biển. Trong những năm qua các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt chƣơng tình cải cách thủ tục hành chính, triển khai kịp thời các nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở cơ sở. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh. Tuy nhiên, trình độ dân trí phát triển không đồng đều, trình độ văn hóa còn hạn chế, cán bộ công chức còn chịu sự ảnh hƣởng của tác phong, cách thức làm việc kiểu làng xã. Những bất cấp trên đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn của các cấp chính quyền, sự đồng thuận nhất trí của nhân dân để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn mới. Giai đoạn 2015 – 2020.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính thống nhất, ổn định và có hiệu lực pháp lý cao là công việc lâu dài, liên tục để đáp ứng mục tiêu của chúng ta là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một

nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc hiện đại. Đội ngũ cán bộ công chức hoạt động có đủ phẩm chất và năng lực. Hệ thống cơ quan nhà nƣớc hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bên vững. Cải cách thủ tục hành chính là một nhu cầu đòi hỏi tất yếu, khách quan nhằm xóa bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan lƣu, rƣờm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân, hƣớng tới xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vi nhân dân.

Tóm lại: để thực hiện thành công việc cải cách thủ tục hành chính ở chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trân cần có nhiều giải pháp. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy, cơ chế hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, tài chính, chế độ tiền lƣơng... Thì chúng ta mới thực hiện thành công việc cải cách thủ tục hành chính theo chƣơng trình, Đề án của Chính phủ trong những giai đoạn tiếp theo./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ chính trị (2011), Kết luận số 82-KL/TW ngày 16/8/2011 về cải cách hành chính trong Đảng, Hà Nội.

2. Chính Phủ (1994), Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04-05-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, Hà Nội.

3. Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, ngày 17/9/2001 phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.

4. Chính phủ (2003), Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 về việc ban hành quy chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.

5. Chính phủ (2007), Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 01/1/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010, Hà Nội.

6. Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 26/6/2007 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông”, tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, Hà Nội.

7. Chính phủ (2008), Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/04/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (2008), Quyết định số 07/QĐ-TTg, ngày 04/1/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 -2010, Hà Nội. 9. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 63/2010/NQ-CP ngày 8/6/2010 của

10. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP ngày 8/11/2011, Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

11. Nguyễn Cửu (2013), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Học viện hành chính (2002), Thuật ngữ hành chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội.

20. Học viện hành chính (2004), Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành (2012), Nghị quyết số 33/2012/NQ- HĐND ngày 04/7/2012 về giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, Thanh Hóa.

22. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh hóa (2010),

23. Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, NXB Lao Động.

24. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.

25. UBND huyện Quảng Xƣơng (2011), Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 của Chủ tịch UBND huyện về việc thành lập tổ đầu mối kiểm soát TTHC huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.

26. UBND huyện Quảng Xƣơng (2011), Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND huyện về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.

27. UBND huyện Quảng Xƣơng (2012), Kế hoạch số 150/KH-UBND, ngày 15/7/2012 hành động thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010, Thanh Hóa.

28. UBND huyện Quảng Xƣơng (2012), Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 24/4/2012 tổ chức thực hiện CCHC huyện Quảng Xương giai đoạn 2012- 2015, Thanh Hóa.

29. UBND huyện Quảng Xƣơng (2007), Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh hoá (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)