Những hạn chế

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh hoá (Trang 71)

- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nói chung, cải cách TTHC nói riêng của Chủ tịch UBND xã chƣa quyết liệt,

còn mang tính hình thức. Việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính còn rời rạc, thiếu tính kế hoạch tổng thể, không bám sát theo nội dung của chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015. Việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính còn hạn chế. Chƣa chú trọng kết hợp xây dựng kế hoạch kinh phí trong xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách hành chính.

- Về thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính vẫn chƣa đƣợc cải cách theo hƣớng đơn giản hóa triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp. Tuy đã có kết quả bƣớc đầu trong cải cách thủ tục hành chính nhƣng vẫn còn nhiều thủ tục hành chính chƣa hợp lý, phức tạp tiếp tục gây phiền hà cho công dân và doanh nghiệp.

- Về thực hiện giải quyết TTHC cho công dân theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”: Ở một số xã, thị trấn kết quả giải quyết hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực cho tổ chức, công dân vẫn còn thấp so với yêu cầu đề ra.

Ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ công chức tuy đã có chuyển biến nhƣng vẫn còn chậm. Một bộ phận cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả còn thiếu trách nhiệm, chƣa quan tâm đầy đủ đến thời hạn hẹn trả hồ sơ cho tổ chức, công dân nên tình trạng hồ sơ tồn động, kéo dài vẫn còn xảy ra. Một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả còn hạn chế về năng lực, giải thích, tiếp nhận hồ sơ của ngƣời dân chƣa đƣợc thỏa đáng, chƣa đầy đủ dẫn đến việc ngƣời dân phải đi lại nhiều lần.

Số lƣợng công việc đƣa vào giải quyết theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” còn ít so với quy định. Thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính, chƣa tạo thành quy trình giải quyết

thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nên còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân khi thực hiện các giao dịch hành chính. Quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ, công việc giữa các phòng, ban và các cơ quan, đơn vị tuy có tiến bộ nhƣng còn tồn tại nhiều thiếu sót. Ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa các bên chƣa cao vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của bộ phận “tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” của các cơ quan, đơn vị đặc biệt là ở các xã, thị trấn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.

Chƣa thực hiện đƣợc cơ chế "một cửa liên thông" trong tiếp nhận và giải quyết các TTHC cho công dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh hoá (Trang 71)