thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV đã thực hiện thủ tục phân tích soát xét để đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC của doanh nghiệp một cách tổng quát. Thông qua phân tích dọc và phân tích ngang, KTV đánh giá lại những biến động lớn và đánh giá lại các sai sót trọng yếu của các khoản mục, tài khoản ảnh hưởng tới BCTC, từ đó tìm ra những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước trước tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của khách hàng. Trên cơ sở các tổng hợp và điều chỉnh, KTV tiến hành lập bảng CĐKT và báo cáo KQKD sau điều chỉnh rồi sử dụng thủ tục phân tích để soát xét tính hợp lý của các thông tin trên đó. Thực chất thủ tục phân tích soát xét được tiến hành tương tự như thủ tục phân tích sơ bộ, đều sử dụng các phân tích ngang và phân tích dọc trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD. Nhưng chúng có sự khác nhau về đối tượng cụ thể (thủ tục phân tích sơ bộ được tiến hành đối với BCTC chưa được kiểm toán, còn thủ tục phân tích soát xét được thực hiện đối với BCTC đã được kiểm toán), về mục tiêu (thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện với mục tiêu chủ yếu là xác định các khoản mục chứa đựng sai sót trọng yếu để thực hiện tiếp ở giai đoạn tiếp theo, còn thủ tục phân tích soát xét được thực hiện với mục tiêu chủ yếu là khẳng định những thay đổi BCTC sau khi được kiểm toán là phù hợp và hợp lý).
Việc thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn này cũng giúp cho KTV đánh giá được khả năng tiếp tục hoạt động của các công ty khách hàng trước khi phát hành BCKT. Đồng thời nó giúp cho KTV có được những ý kiến, đề xuất cho Ban Giám đốc công ty khách hàng để có kế hoạch kinh doanh tránh những rủi ro trong tương lai và được thể hiện rõ trong thư quản lý gửi cho công ty khách hàng. Việc thực hiện thủ tục phân tích soát xét được các KTV của Công ty vận dụng rất linh hoạt, đối với những khách hàng mà Công ty đã kiểm toán nhiều năm, hoạt động kinh doanh của khách hàng không phức tạp, rủi ro kiểm toán được đánh giá thấp thì KTV có thể không thực hiện thủ tục phân tích soát xét.
Đê thực hiện thủ tục phân tích có hiệu quả đòi hỏi phải các tài liệu liên quan, các giấy tờ làm việc phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, điều này cũng đã được ACC_Việt Nam rất quan tâm và chú trọng. Công ty đã tổ chức các tài liệu, các giấy tờ làm việc thành các file kiểm toán, nó chứa tất cả các tài liệu liên quan đến một cuộc kiểm toán. Trong hồ sơ kiểm toán, các tài liệu, giấy tờ làm việc về quá trình thực hiện thủ tục phân tích cũng được sắp xếp có trật tự và khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, soát xét giấy tờ làm việc và tiến độ của công việc kiểm toán. Cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng đều thể hiện trên giấy tờ làm việc và đuwọc lưu trong phần 1410 của hồ sơ kiểm toán, các giấy tờ làm việc thể hiện các công việc của thủ tục phân tích sơ bộ được lưu trong phần 1610 của hồ sơ kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, các KTV sẽ tiến hành thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với các khoản mục trên BCTC của khách hàng, và tất cả các công việc của KTV thực hiện được lưu lại trên giấy tờ làm việc từ phần 5000 đến phần 8000 của hồ sơ kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, mặc dù việc thực hiện thủ tục phân tích soát xét giống với việc thực hiện thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhưng giấy tờ làm việc của hai giai đoạn là hoàn toàn khác nhau, nếu như trong giai đoạn phân tích sơ bộ, giấy tờ được lưu ở phần 1610 thì trong giai đoạn phân tích soát xét, giấy tờ làm việc được lưu ở phần 2100 của hồ sơ kiểm toán.