thủ tục phân tích sơ bộ chỉ qua 2 bước, nhưng ta có thể thấy rõ KTV đã thực hiện đầy đủ 3 bước của thủ tục phân tích đó là thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính, so sánh thông tin và đánh giá kết quả. Cụ thể trong bước thu thập thông tin, KTV đã thu thập các thông tin về khách hàng và lưu trữ trong phần A14 của hồ sơ kiểm toán. Trong phần so sánh thông tin, KTV đã thực hiện việc tính toán các chênh lệch cũng như các tỷ suất và tiến hành nhận xét những vấn đề này được thể hiện rõ trong phần 1610 của hồ sơ kiểm toán. Đến bước đánh giá kết quả, các KTV đã đưa ra được độ tin cậy của các thông tin thu thập được và rủi ro dự kiến cho các tài khoản, điều này được thể hiện trong phần 1800 của hồ sơ kiểm toán. Cuối giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tiến hành tổng hợp kế hoạch kiểm toán, trong đó có nêu rõ những rủi ro được phát hiện có liên quan và ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc kiểm toán hoặc ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, mức độ trọng yếu tổng thể và mức độ trọng yếu chi tiết, … (Phụ lục 04). Những kết quả này được tập hợp từ việc sử dụng thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Thủ tục phân tích được các KTV tiếp tục sử dụng giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán. Đối với khách hàng ABC, các KTV sẽ tiến hành thủ tục phân tích đối với khoản mục khấu hao TSCĐ hữu hình.
1.2.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểmtoán toán
Sau khi thu thập được các thông tin sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết bằng cách kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác đề làm rõ các vấn đề còn nghi vấn. Đối với khách hàng ABC, việc thực hiện thủ tục phân tích được các KTV tiến hành theo trình tự sau:
Trước khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV sẽ tiến hành xác định số dư tài khoản để thực hiện thủ tục phân tích. Việc xác định này tùy thuộc vào mức độ rủi ro được đánh giá. Cụ thể, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ và đã xác định được một số khoản mục có khả năng phát sinh những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC, trong đó có khoản mục khấu hao TSCĐ hữu hình. Vì vậy KTV quyết định thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với khoản mục khấu hao TSCĐ hữu hình của Công ty ABC.
Bảng 1.8 – Biến động TSCĐ hữu hình và hao mòn TSCĐ hữu hình trong năm
Khoản mục Phương tiện
vận tải
Thiết bị dụng
cụ quản lý Cộng I. Nguyên giá
Tại 01/01/2009 536.057.455 2.146.285.224 2.682.342.679
Tăng trong năm 363.127.873 363.127.873
- Mua trong năm - 363.127.873 363.127.873
Giảm trong năm - 371.210.447 371.210.447
- Thanh lý, nhượng bán - 371.210.447 371.210.447
- Phân loại lại - - -
- Giảm khác - - -
Tại 31/12/2009 536.057.455 2.138.202.650 2.674.260.105 II. Giỏ trị hao mòn
Tại 01/01/2009 44.671.455 1.212.994.296 1.257.665.751 Tăng trong năm 89.342.904 669.572.705 758.915.609
- Khấu hao trong năm 89.342.904 669.572.705 758.915.609
- Tăng khác - - -
Giảm trong năm - 259.081.610
- Thanh lý nhượng bán - 259.081.610 259.081.610
- Phân loại lại - - -
Tại 31/12/2009 134.014.359 1.623.485.391 1.757.499.750 III. Giá trị còn lại
Tại 01/01/2009 491.386.000 933.290.928 1,424,676,928 Tại 31/12/2009 402.043.096 514.717.259 916.760.355
Bước 2: Xác định số ước tính của KTV
Sau khi thu thập thông tin cần thiết về khấu hao TSCĐHH, KTV tiến hành ước tính khấu hao TSCĐ trong năm 2009 cho Công ty ABC như sau:
Bảng 1.9 – Xác định giá trị khấu hao ước tính Khoản mục Nguyên giá (1) Số năm sử dụng (2) Số tháng trích khấu hao (3)
Giá trị khấu hao trong năm (Theo KTV) (4)={(1)/[(2)*12]*(3) Giá trị khấu hao trong năm (Theo KH) (5) Chênh lệch (6)=(5)-(4) A. TSCĐ hữu hình 2.682.342.679 1. Phương tiện vận tải 536.057.455 67.007.182 89.342.904 22.335.722 - Đầu kỳ 536.057.455 8 12 67.007.182 - Tăng trong kỳ - - - - Giảm trong kỳ - - - 2. Thiết bị dụng cụ quản lý 2.138.202.650 345.116.002 410.491.095 65.375.093 - Đầu kỳ 2.146.285.224 8 12 268.285.653 - Tăng trong kỳ 363.127.873 8 6 22.695.492 - Giảm trong kỳ 371.210.447 4 7 54.134.857 Tổng cộng 2.682.342.679 412.123.184 499.833.999 87.710.815
(Việc áp dụng số năm sử dụng đã tuân thủ theo quyết định 206 về sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài Chính)
Như vậy: Khấu hao TSCĐHH theo ước tính của KTV là : 412.123.184 Khấu hao TSCĐHH theo giá trị ghi sổ là : 499.833.999
Chênh lệch : 87.710.815
Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold)
- Giá trị trọng yếu chi tiết (MP)
Việc xác định mức độ trọng yếu chi tiết đã được KTV tính toán trong phần lập kế hoạch kiểm toán trên giấy tờ làm việc và lưu trữ trong phần 1710 của kế hoạch kiểm toán:
Bảng 1.10 – Xác định mức độ trọng yếu
Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam
Auditing valuation consulting ACC_Vietnam company Tham chiếu:1710
Khách hàng: Công ty ABC Người lập: TNA Ngày: 18/02/2010 Kỳ kế toán: 31/12/2009 Người soát xét: PKA Ngày: 21/02/2010 Nội dung: Xác định mức độ trọng yếu
Chúng ta nên xác định giá trị sai sót được đánh giá là trọng yếu trong các Báo cáo tài chính mà chúng ta đang kiểm toán, đó là tính trọng yếu trong một cuộc kiểm toán. Việc xác định tính trọng yếu là một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự đánh giá chuyên nghiệp và nên được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán và những yêu cầu kiểm toán về Báo cáo tài chính.
Xác định mức độ trọng yếu
Doanh nghiệp này có phải là một doanh nghiệp không đăng ký trên thị trường chứng khoán đòi hỏi thực hiện xác định mức độ trọng yếu hay không?
Có
Hướng dẫn xác định mức độ trọng yếu cho các doanh nghiệp không đăng ký trên thị trường chứng khoán:
Để thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp không đăng ký trên thị trường chứng khoán, chúng ta nên xác định mức độ trọng yếu thông qua việc sử dụng một trong những hướng dẫn sau:
- 2% tổng tài sản lưu động hoặc tổng vốn pháp định (tổng các nguồn vốn). - 10% thu nhập sau thuế có được từ hoạt động liên tục.
- 0,5% đến 3% doanh thu theo bảng tính phần trăm. 2% doanh thu Doanh nghiệp có phải là công ty thành viên của Công ty mà chúng ta được Không
bổ nhiệm làm kiểm toán không?
Chỉ tiêu chủ yếu
Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là:
- Doanh thu
- Lợi tức sau thuế - Tổng tài sản lưu động - Vốn pháp định (Tổng các nguồn vốn) - Chỉ tiêu khác
Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu:
Doanh thu của Công ty là một chỉ tiêu đánh giá chủ yếu về tình hình hoạt động kinh doanh. Đồng thời nó đảm bảo tránh được những rủi ro liên quan đến thuế.
TÍNH TOÁN MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU: Tính toán mức độ trọng yếu:
Năm Số liệu cơ sở % Số tính kỳ này Số kỳ trước Mức độ trọng yếu kỳ nay Mức độ trọng yếu kỳ trước 2009 34.147.656.732 2% 682.953.135 412.329.764 546.362.508 329.863.811
Những lý do khác là cơ sở quyết định tính toán mức độ trọng yếu.
Điều chỉnh giảm rủi ro bằng hệ số điều chỉnh 0,8.
Mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu chi tiết Mức độ trọng yếu được tính toán
Năm Kỳ này Kỳ trước
2009 546.362.508 329.863.811
Giá trị trọng yếu chi tiết - có điều chỉnh theo những ảnh hưởng của thuế
(Chỉ áp dụng khi cơ sở xác định mức trọng yếu là lợi thức sau thuế).
Năm 2009 Kỳ này Kỳ trước
Ảnh hưởng của thuế lợi tức 25% 25% Mức độ trọng yếu trước thuế (mức độ trọng yếu/1 - ảnh
hưởng của thuế)
728.483.344 439.818.415
của mức trọng yếu (dụ phòng cho những sai sót dự tính) Giá trị mức trọng yếu (có điều chỉnh những ảnh hưởng của thuế) (mức độ trọng yếu x tỷ lệ % nói trên]
582.786.675 351.854.732
Trong việc xác định ảnh hưởng của thuế, chúng ta phải xem xét tỷ lệ được phản ánh trong Báo cáo tài chính và tỷ lệ luật pháp quy định. Tỷ lệ thuế là những số liệu chủ yếu do khách hàng khai báo cùng với những nhân tố có thể làm giảm thuế. Trong trường hợp khách hàng bị thua lỗ thì không cần thiết phải điều chỉnh mức độ trọng yếu có ảnh hưởng của thuế vì mục đích xác định giá trị trọng yếu trừ trường hợp khách hàng cố định nộp thuế trong năm nay. Chúng ta cũng cần xem xét những chính sách thuế khác, nếu có, trong việc xác định ảnh hưởng của thuế.
Giá trị trọng yếu chi tiết (có điều hỉnh ảnh hưởng của thuế)
(Trường hợp cơ sở xác định mức trọng yếu khác với Lợi tức sau thuế thì giá trị trọng yếu chi tiết sẽ được tính bằng 80% mức trọng yếu).
Năm 2009 Kỳ này Kỳ trước
582.786.675 351.854.732
Lưu ý rằng chúng ta sử dụng giá trị mức trọng yếu có điều chỉnh ảnh hưởng của thuế khi thựchiện kiểm tra chi tiết những số dư được hạhc toán theo số lãi gộp trước thuế và khi phát hiện sai sót do có sự ảnh hưởng của thuế. Khi nội dung những khoản mục trong số dư được phát hiện có sai sót mà chưa có sự ảnh hưởng của thuế, chúng ta nên sử dụng giá trị mức trọng yếu chưa có sự điều chỉnh do ảnh hưởng của thuế.
Lý do làm cơ sở cho việc xác định mức độ chính xác có giá trị:
Yếu tố chất lượng dịch vụ
Liệu có sự xác định mức độ trọng yếu thấp hơn cho một số tài khoản hay nghiệp vụ nhất định để đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ?
Có
Lý do:
Như vậy, ở đây KTV đã chọn khoản mục Doanh thu làm căn cứ để xác định mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu chi tiết:
Mức độ trọng yếu (MP) : 682.953.135
Mức trọng yếu chi tiết (bằng 80% mức trọng yếu) : 546.362.508 - Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được
Dựa vào sự đánh giá về hệ thống KSNB và những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, KTV đã chọn mức độ tin cậy đối với khoản mục hao mòn TSCĐ ở mức trung bình R=2.
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành chọn số lượng tiểu số dư (phần được phân tách) là d = 1.
Giá trị Threshold được xác định như sau:
Vì 758.915.609 < 2.048.859.404 = 682.953.135 x 3. Tức là giá trị tiểu số dư (số phát sinh của khoản mục khấu hao TSCĐ hữu hình) nhỏ hơn tích số giữa MP với giá trị tương ứng (trên bảng tính giá trị Threshold) nên giá trị Threshold sẽ là:
Threshold = 1 x 15% = 15%
Và chênh lệch có thể chấp nhận được là: 758.915.609 x 15% = 113.837.341
Việc tính toán giá trị có thể chấp nhận được (Threshold) được các KTV thực hiện trên giấy tờ làm việc và lưu trữ trong phần 5640 của hồ sơ kiểm toán:
Công ty TNHH Kiểm toán -Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam
Auditing valuation consulting ACC_Vietnam company
Tham chiếu: 5640 Tân khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 31/12/2009 Tài khoản: 2141
Nội dung: Xác định quy mô chọn mẫu, độ lớn mức trọng yếu
Người lập: Bùi Thị Minh Tâm Ngày thực hiện: 16/02/2009 Người soát xét: Đinh Hoàng Anh Ngày soát xét: 17/02/2010 TK Tên TK Số PS - POP MP (2%*DT) Tích số giữa MP và giá trị tương ứng với số lượng của tiểu số dư Số lượng tiểu số dư THRESHOLD Độ tin cậy R Số mẫu S Chênh lệch được chấp nhận T(*) Chênh lệch được chấp nhận T(**) 1 2 3 4 5 6 7 8 9=(3/4)*8 2141 Hao mòn TSCĐHH 758.915.609 682.953.135 2.048.859.404 1 113.837.341 - 2 2 Tổng cộng 758.915.609 113.837.341 - 2 Ghi chú: Năm tài chính Từ 01/07/2009 đến 31/12/2009 34,147,656,732 Doanh thu:
đúng
- Qua rà soát Kiểm toán viên tin tưởng hệ thống KSNB của đơn vị ở mức tương đối, do vậy Kiểm toán viên đặt mức tin cậy R=2 cho khoản mục này
Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình (R=2)
trị Threshold được tính như sau:
Với R=2 Threshold = tiểu số dư d * 15% Note:
Lấy giá trị Threshold (*) trong trường hợp số phát sinh – POP nhỏ hơn tích số giữa MP và giá trị tương ứng với số lượng tiểu số dư, ngược lại ta lấy giá trị Threshold (**).
Bước 4: So sánh số chênh lệch trọng yếu
KTV tiến hành so sánh số chênh lệch phát sinh với số chênh lệch có thể chấp nhận được:
87.710.815 < 113.837.341
Bước 5: Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Do có sự chênh lệch trọng yếu nên KTV cần phải điều tra thêm để hợp lý hóa số chênh lệch trọng yếu bằng cách phỏng vấn nhân viên của Công ty, kiểm tra những thay đổi về tình hình kinh doanh và chế độ kế toán của Công ty trong năm 2009 để xác định những ảnh hưởng tới số ước tính của KTV.
Tiến hành kiểm tra lại cách thức tính khấu hao TSCĐ hữu hình của Công ty khách hàng, KTV nhận thấy số chênh lệch phát sinh là do hệ thống kế toán máy của khách hàng tự động tính khấu hao TSCĐ hữu hình và làm tròn ngày.
Bước 6: Đánh giá kết quả kiểm tra
Do chênh lệch giữa số ước tính của KTV nhỏ hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được nên KTV đã đi đến kết luận khoản mục khấu hao TSCĐ hữu hình được trình bày trung thực và hợp lý và không có sai sót trọng yếu nào ảnh hưởng tới BCTC của Công ty khách hàng. Vì vậy kết quả thực hiện thủ tục phân tích chi tiết là đáng tin cậy. Do đó không cần phải điều tra thêm hay có sự điều chỉnh nào trên BCTC với khoản mục khấu hao TSCĐ hữu hình.
Ngoài việc thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ hữu hình, các KTV còn thực hiện thủ tục phân tích đối với những khoản mục sau:
Tiền: Việc thực hiện thủ tục phân tích cho thấy số chênh lệch phát sinh lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được, do đó có thể phát sinh sai sót trọng yếu. Các KTV sẽ phải tiến hành thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với số lượng lớn đối với khoản mục tiền.
Phải thu khách hàng: Đây là một khoản mục có số phát sinh rất lớn, qua thực hiện thủ tục phân tích cho thấy số chênh lệch phát sinh lớn hơn rất nhiều so với số chênh lệch có thể chấp nhận được và có khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu. Vì
vậy các KTV sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết với số lượng lớn đối với khoản mục này.
Hàng tồn kho: Đây là một khoản mục trọng yếu, ẩn chứa nhiều sai phạm trọng yếu. Việc thực hiện thủ tục phân tích cũng cho thấy điều đó, cụ thể là số chênh lệch phát sinh lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được. Vì vậy, KTV sẽ tiến hành thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với số lượng lớn đối với khoản mục hàng tồn kho.
Tài sản ngắn hạn khác: Việc thực hiện thủ tục phân tích cho biết số chênh lệch phát sinh lớn hơn so với số chênh lệch có thể chấp nhận được, có thể phát sinh sai sót trọng yếu. Do đó KTV sẽ phải tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục này.
Các khoản phải thu dài hạn: Số chênh lệch phát sinh nhỏ hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được, qua kiểm tra thì KTV xác định số chênh lệch này là hợp lý. Do đó không cần phải điều tra thêm hay có sự điều chỉnh nào trên BCTC đối với khoản mục này.
Nợ ngắn hạn: Vì số chênh lệch phát sinh lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được nên KTV quyết định sẽ thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục nợ ngắn hạn.
Phải trả người bán: Đây là khoản mục có số phát sinh lớn, có thể chứa đựng sai phạm. Việc thực hiện thủ tục phân tích cho thấy số chênh lệch phát sinh lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được, do đó KTV tiến hành thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục này.