Dự báo triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ tài chính cho nhân viên tại bộ phận điều hành tour và lữ hành của công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội (Trang 33)

NAM, HÀ NỘI

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ tài chính cho nhân viên ở bộ phận điều hành tour và lữ hành của công ty TNHH Phát triển cho nhân viên ở bộ phận điều hành tour và lữ hành của công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội

3.1.1 Dự báo triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội OM Việt Nam, Hà Nội

3.1.1.1 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội

Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Chiến lược kinh doanh định hướng cho toàn bộ hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thống nhất, hợp lý và có hiệu quả. Từ hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty tiến hành đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng đối tượng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ và tuỳ theo mục tiêu của công ty. Chiến lược kinh doanh thường được công ty đề ra trước khi bắt đầu mỗi chu kì kinh doanh, mỗi dự án của công ty. Việc xây dựng và đề ra các chiến lược kinh doanh của công ty là do phòng kinh doanh của công ty thực hiện nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là Ban Giám đốc của công ty.

Hiện nay, việc đề ra các chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do:

- Sự hữu hạn về nguồn lực vật chất, không thể xây dựng được những chiến lược kinh doanh lớn, sự đầu tư vốn ít, gây nên sự hạn hẹp về ý tưởng kinh doanh.

- Tính linh hoạt trong việc thay đổi các chương trình du lịch, chuyển hướng kinh doanh.

- Do công tác nghiên cứu thị trường chưa đạt được hiệu quả cho nên việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng chưa có được kết quả như mong muốn.

a, Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

- Tìm kiếm được thêm khách hàng tiềm năng sao cho doanh thu của khách hàng mới chiếm 20% tổng doanh thu cả năm (năm 2013), nâng cao doanh thu cho công ty hơn nữa so với năm 2012 và hiện nay, bên cạnh đó phải giữ vững, thậm chí phát triển doanh thu của khách hàng hiện tại, quá khứ.

- Xây dựng, thiết kế ra nhiều tour, chương trình du lịch mới, các dịch vụ mới, chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn để giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh, giảm thế bị động của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.

- Tuyển dụng những nhân viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nghiệp vụ giỏi, trung thành với công ty.

- Thực hiện tốt hơn nữa công tác tổ chức quản lý, nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, khai thác hợp lý và triệt để được khả năng của đội ngũ lao động, tránh lãng phí hoặc không tận dụng hết khả năng của họ.

- Chú trọng đến các hình thức thưởng hợp lý cho những nhân viên có đóng góp tích cực trong việc gia tăng lợi nhuận của công ty, hoàn thiện nâng cao các hình thức đãi ngộ thông qua phụ cấp và trợ cấp cho nhân viên trong công ty.

b, Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh doanh trên, đòi hỏi công ty cần phải xây dựng cho mình những phương hướng kinh doanh hiệu quả, có những bước đi đúng đắn và phù hợp.

- Về nhân lực: Với ưu thế về nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt, nhưng công ty vẫn cần duy trì, phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực này bằng cách đào tạo chéo giữa các nhân viên để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tác phong làm việc cho mọi nhân viên trong công ty, đặc biệt là khuyến khích nhân viên tại bộ phận điều hành tour và lữ hành thông thạo ít nhất ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Thái Lan. Đồng thời, bố trí và sử dụng nhân lực sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hoạt động của công ty, trong năm 2012 công ty cắt giảm 2 nhân viên so với năm 2011, vì vậy một nhân viên sẽ làm thêm nhiều công việc hơn, công ty nên tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nghiệp vụ giỏi, trung thành với công ty.

Để khuyến khích nhân viên làm việc được tốt, các hình thức thưởng, phụ cấp, trợ cấp phải hợp lý cho từng nhân viên. Các công tác đãi ngộ tài chính cho nhân viên phải được chú trọng nhiều hơn nữa.

- Về thị trường khách hàng: hiện nay theo số liệu thống kê về cơ cấu khách du lịch của công ty (xem phụ lục bảng 2.1) thì thấy thấy thị trường khách của Công ty TNHH phát triển OM Việt Nam, Hà Nội chia làm hai thị trường là khách outbound và khách nội địa. Trong đó, thị trường khách outbound chiếm tỷ trọng rất lớn 89,87% so với thị trường khách nội địa chỉ chiếm 10,13% trong năm 2012 vừa qua. Lượt khách outbound năm 2012 tăng 4,07% tương ứng tăng 280 người so với năm 2011; lượt khách nội địa năm 2012 giảm 1,71% tương ứng giảm 14 người so với năm 2011; nhưng tổng lượt khách của Công ty năm 2012 vẫn tăng lên 3,46% tương ứng tăng 266 người so với năm 2011. Công ty cần có các biện pháp thu hút khách hàng hơn trong năm 2013 và các năm sau bằng các hoạt

động marketing, quảng bá thương hiệu công ty, marketing sản phẩm, khai thác thị trường khách du lịch tiềm năng, bên cạnh đó phải chú ý đến nhóm khách hàng quá khứ, hiện tại, để tăng lợi nhuận, doanh thu hơn nữa cho công ty.

3.1.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực cho nhân viên tại công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội

Hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua diễn ra khá bình thường, không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng việc thực hiện các công tác đãi ngộ cho nhân viên cũng còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hơn nữa công tác đãi ngộ tài chính cho nhân viên trong năm 2013 này công ty đề ra nhiều chủ trương không ngừng nâng cao tinh thần làm việc đồng đội, đoàn kết giữa các nhân viên, thường xuyên tổ chức các chương trình du lịch cho chính những nhân viên trong công ty ngoài thời gian làm việc, và nhiều hình thức thưởng, đãi ngộ khác cho nhân viên.

Cụ thể công ty đã đưa ra một số chủ trương sau:

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá và xếp loại nhân viên, điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty, theo mức độ phức tạp của công việc. Nhằm giảm nhẹ công tác thu thập và xử lý dữ liệu đánh giá, xếp loại nhân viên, thuận tiện cho nhân viên tự đánh giá, toàn bộ bảng đánh giá được gửi qua hệ thống mail cho nhân viên và được gửi lại cho phòng Hành chính xử lý dữ liệu.

- Tăng cường bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm, đào tạo thêm nữa trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.

- Trong quá trình bố trí và sử dụng nhân lực cần chú ý tới năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên để phân công công việc cho phù hợp. Năm 2013 này công ty cần tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nghiệp vụ giỏi, trung thành với công ty.

- Củng cố hoạt động làm việc theo nhóm, tránh để nhân viên làm việc độc lập vì lợi ích cho riêng cá nhân mình, đây là lợi thế mà công ty đang phát huy trong những năm qua. Việc làm việc theo nhóm sẽ giúp các chiến lược kinh doanh của công ty nhanh hoàn thành và phát triển hơn.

- Trong tổng chi phí quản lý nhân viên, công ty dành ra một khoản nhất định để tổ chức kỳ nghỉ cho nhân viên và các hoạt động nhân các dịp lễ, Tết…

3.1.2 Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ tài chính cho nhân viên tại bộ phận điều hànhtour và lữ hành của công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ tài chính cho nhân viên tại bộ phận điều hành tour và lữ hành của công ty TNHH Phát triển OM Việt Nam, Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w