Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI (Trang 40)

b. Nguyên nhân khách quan

3.2.1. Giải pháp vĩ mô

Từ những thực trạng còn tồn tại đã nêu ở trên, để nâng cao được hiệu quả của các chính sách phát triển thương hiệu, công ty công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI cần giải quyết những vấn đề cơ bản như sau:

Về Chiến lược phát triển của công ty:

Công ty cần xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu gắn với chiến lược sản phẩm và phân phối sản phẩm

Trước hết phải có một chiến lược kinh doanh lâu dài và một chương trình marketing, xúc tiến giới thiệu sản phẩm phù hợp. Tên tuổi và dấu ấn của các thương hiệu hàng hoá sản phẩm cần phải được tồn tại và chiếm một vị trí trong tiềm thức người tiêu dùng. Để được người tiêu dùng chấp nhận, trước hết sản phẩm phải đem lại cho đối tượng người tiêu dùng cảm giác là "thật" và "đáng tin cậy". Người nào hiểu rõ nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng của mình và có những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phù hợp tương ứng thì sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra được sự tin cậy từ phía khách hàng. Nếu chiến lược marketing bị thay đổi thường xuyên, mỗi lần định hướng theo một nội dung hay đối tượng khác nhau thì doanh nghiệp khó xây dựng các mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Thứ hai, nên hiểu rằng cơ sở của thương hiệu là sản phẩm. Sản phẩm tồi là cách nhanh nhất để làm mất thương hiệu trên thị trường. Vấn đề cốt lõi trong việc giữ gìn và phát triển thương hiệu bền vững là phải kết hợp hoàn hảo giữa chiến lược thương hiệu với chiến lược sản phẩm và phân phối sản phẩm của công ty. Thương hiệu là hình ảnh của sản phẩm và chất lượng của hình ảnh này chính là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Công ty phải xây dựng được uy tín và hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Một mặt công ty cần cần đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực vừa có kiến thức về kinh doanh vừa chuyên sâu về quản trị thương hiệu. Một mặt công ty cũng nên tuyển dụng thêm những nhân viên mới chuyên ngành TMĐT bổ sung vào nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp để thực hiện công việc phát triển và quảng bá thương hiệu qua các kênh truyền thông điện tử, cũng như nâng cao hiệu lực của các chương trình quảng cáo trực tuyến hiện tại của doanh nghiệp. Trong cơ cấu nhân sự, công ty nên có một người chịu trách nhiệm về thương hiệu của công ty để giúp cho lãnh đạo triển khai

và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp ở khía cạnh thương hiệu. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong những biện pháp quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhờ vào việc tận tình chăm sóc, lắng nghe khách hàng, tạo cảm giác gần gũi giữa nhân viên và khách hàng qua đó nâng cao hình ảnh của công ty.

Đầu tư tài chính và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp với vấn đề phát triển thương hiệu:

Công ty cần có những đầu tư tài chính đầy đủ cho việc phát triển và quảng bá thương hiệu truyền thống cũng như trực tuyến để có thể nâng cao hiệu lực của các chương trình này. Để có được sự quan tâm và đầu tư đúng mức của doanh nghiệp cho hoạt động phát triển thương hiệu thì việc cần làm chính là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề phát triển thương hiệu cho công ty. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w