Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI (Trang 30)

2 Dựa theo kết quả khảo sát 155 học sinh từ 3 trường THPT: Quang Trung, Hoàng Diệu, Marie Curie.

2.3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập thông tin về hoạt động phát triển thương hiệu tại công ty AI. Đối tượng điều tra là tổng Giám đốc công ty và trưởng các bộ phận trong công ty, một số nhân viên của công ty. Thông qua hoạt động xử lý phiếu khảo sát bằng phần mềm Microsoft Excelvà kết quả phỏng vấn

Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề phát triển thương hiệu

Qua khảo sát, 100% cán bộ nhân viên trong công ty đều cho rằng trong môi trường kinh doanh TMĐT, thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất sánh ngang với chất lương dịch vụ.

Hình 2.2: Tác dụng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Tuy nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của thương hiệu nhưng có thể thấy cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn chưa nắm rõ những tác dụng to lớn của thương hiệu đối với doanh nghiệp và việc kinh doanh của doanh nghiệp. Và điều đó khiến cho việc đầu tư vào thương hiệu chưa được quan tâm nhiều: chỉ 1% trên tổng doanh thu của công ty nhưng ban lãnh đạo công ty cũng khẳng định là sẽ có sự đầu tư lớn vào việc phát triển thương hiệu trong thời gian tới. Điều đáng quan tâm là có đến 67% cho rằng hiệu quả phát triển thương hiệu so với mức độ đầu tư hiện nay là chưa tương xứng và có phần lãng phí.

Về mức độ hiệu quả của các công cụ phát triển thương hiệu mà công ty đang áp dụng

Hình 2.3: Mức độ hiệu quả của các công cụ phát triển thương hiệu mà công ty đang áp dụng

(chú thích: hiệu quả ở đây là mức độ lợi ích mang lại trên tổng chi phí bỏ ra)

Với cách đánh giá cho điểm để đánh giá về hiệu quả của các công cụ phát triển thương hiệu, trong đó 5 là mức hiệu quả cao nhất và mức hiệu quả giảm dần về 1.Từ bảng trên ta thấy Internet và hội chợ là các phương tiện quảng bá có hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp, trong đó có 20% cho thang điểm 5 đối với công cụ internet, các phương tiện mang lại hiệu quả ít nhất là tạp chí và pano, áp phích. PR cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng, tuy nhiên 1/5 số người phỏng vấn cho rằng quá tốn kém nên hiện quả so với chi phí bỏ ra là thấp.

Đánh giá về những khó khăn trong phát triển thương hiệu của công ty AI

Các khó khăn khi thực hiện quảng bá: Doanh nghiệp gặp một số khó khăn lớn như về nhân lực, sự hiểu biết về thương hiệu còn hạn chế, và nguồn tài chính cho hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử còn hạn hẹp. Trong thời kì kinh tế khủng hoảng, hơn nữa AI là một công ty nhỏ, vì vậy nguồn tài chính để dành cho các hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức.

Công ty chưa có bộ phận chuyên biệt để quản trị và phát triển thương hiệu. Chưa tận dụng được hết hiệu quả của các công cụ quảng bá thương hiệu truyền thống cũng như trực tuyến.

Khả năng triển khai các hoạt động truyền thông online trong phát triển thương hiệu của công ty AI

Do đặc tính sản phẩm của công ty AI gắn liền với các hoạt động trực tuyến, vì vậy công ty cần tập trung triển khai các hoạt động truyền thông online để phát triển thương hiệu cho công ty AI. Có rất nhiều các kênh truyền thông online mà công ty có thể triển khai để phát triển thương hiệu của mình như: quảng cáo qua các mạng xã hội, qua các Adwords trên www.google.com, trên các diễn đàn…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w